Bài viết hướng dẫn phương pháp giải và biện luận phương trình bậc nhất một ẩn, nội dung bài viết gồm 3 phần: phương pháp giải, ví dụ minh họa và các bài tập rèn luyện, các ví dụ và bài tập trong bài viết đều được phân tích và giải chi tiết.1. Phương pháp giải và biện luận phương trình bậc nhất một ẩn
Giải và biện luận phương trình dạng $ax + b = 0:$
• Nếu $ane 0$, ta có: $ax + b = 0$ $Leftrightarrow x=-frac{b}{a}$, do đó phương trình có nghiệm duy nhất $x=-frac{b}{a}.$
• Nếu $a=0$: phương trình $ax + b = 0$ trở thành $0x+b=0$, khi đó:
+ Trường hợp 1: Với $b=0$ phương trình $ax + b = 0$ nghiệm đúng với mọi $xin R.$
+ Trường hợp 2: Với $bne 0$ phương trình $ax + b = 0$ vô nghiệm.
Chú ý:
+ Phương trình $ax+b=0$ có nghiệm $Leftrightarrow left[ begin{matrix}
ane 0 \
a=b=0 \
end{matrix} right.$
+ Phương trình $ax+b=0$ vô nghiệm $Leftrightarrow left{ begin{matrix}
a=0 \
bne 0 \
end{matrix} right.$
+ Phương trình $ax+b=0$ có nghiệm duy nhất $Leftrightarrow ane 0.$2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Giải và biện luận phương trình sau với $m$ là tham số:
a) $left( {m – 1} right)x + 2 – m = 0.$
b) $mleft( {mx – 1} right) = 9x + 3.$
c) ${(m + 1)^2}x$ $ = (3m + 7)x + 2 + m.$a) Phương trình tương đương với $left( {m – 1} right)x = m – 2.$
+ Với $m – 1 = 0$ $ Leftrightarrow m = 1:$ phương trình trở thành $0x = – 1$, suy ra phương trình vô nghiệm.
+ Với $m – 1 ne 0$ $ Leftrightarrow m ne 1:$ phương trình tương đương với $x = frac{{m – 2}}{{m – 1}}.$
Kết luận:
+ Nếu $m = 1$, phương trình vô nghiệm.
+ Nếu $m ne 1$, phương trình có nghiệm duy nhất $x = frac{{m – 2}}{{m – 1}}.$
b) Ta có: $mleft( {mx – 1} right) = 9x + 3$ $ Leftrightarrow left( {{m^2} – 9} right)x = m + 3.$
Với ${m^2} – 9 = 0$ $ Leftrightarrow m = pm 3:$
+ Khi $m=3:$ Phương trình trở thành $0x=6$, suy ra phương trình vô nghiệm.
+ Khi $m=-3$: Phương trình trở thành $0x=0$, suy ra phương trình nghiệm đúng với mọi $xin R.$
Với ${{m}^{2}}-9ne 0$ $Leftrightarrow mne pm 3$: Phương trình tương đương với $x=frac{m+3}{{{m}^{2}}-9}=frac{1}{m-3}$.
Kết luận:
+ Với $m=3$: Phương trình vô nghiệm.
+ Với $m=-3$: Phương trình nghiệm đúng với mọi $xin R.$
+ Với $mne pm 3$: Phương trình có nghiệm $x=frac{1}{m-3}.$
c) Phương trình tương đương với $left[ {{(m+1)}^{2}}-3m-7 right]x=2+m$ $Leftrightarrow left( {{m}^{2}}-m-6 right)x=2+m.$
Với ${{m}^{2}}-m-6=0$ $Leftrightarrow left[ begin{matrix}
m=3 \
m=-2 \
end{matrix} right.$:
+ Khi $m=3:$ Phương trình trở thành $0x=5$, suy ra phương trình vô nghiệm.
+ Khi $m=-2:$ Phương trình trở thành $0x=0$, suy ra phương trình nghiệm đúng với mọi $xin R.$
Với ${{m}^{2}}-m-6ne 0$ $Leftrightarrow left[ begin{matrix}
mne 3 \
mne -2 \
end{matrix} right.$: Phương trình tương đương với $x=frac{m+2}{{{m}^{2}}-m-6}=frac{1}{m-3}$.
Kết luận:
+ Với $m=3$ : Phương trình vô nghiệm.
+ Với $m=-2$ : Phương trình nghiệm đúng với mọi $xin R.$
+ Với $mne 3$ và $mne -2$: Phương trình có nghiệm $x=frac{1}{m-3}.$Ví dụ 2. Giải và biện luận phương trình sau với $a,b$ là tham số:
a) ${a^2}left( {x – a} right) = {b^2}left( {x – b} right).$
b) $bleft( {ax – b + 2} right) = 2left( {ax + 1} right).$a) Ta có: ${a^2}left( {x – a} right) = {b^2}left( {x – b} right)$ $ Leftrightarrow left( {{a^2} – {b^2}} right)x = {a^3} – {b^3}.$
Với ${{a}^{2}}-{{b}^{2}}=0$ $Leftrightarrow a=pm b:$
+ Khi $a=b$: Phương trình trở thành $0x=0$, suy ra phương trình nghiệm đúng với mọi $xin R.$
+ Khi $a=-b$ và $bne 0$: Phương trình trở thành $0x=-2{{b}^{3}}$, suy ra phương trình vô nghiệm.
(Trường hợp $a=-b$, $b=0$ $Rightarrow a=b=0$ thì rơi vào trường hợp $a=b$).
Với ${{a}^{2}}-{{b}^{2}}ne 0$ $Leftrightarrow ane pm b$: Phương trình tương đương với $x=frac{{{a}^{3}}-{{b}^{3}}}{{{a}^{2}}-{{b}^{2}}}=$ $frac{{{a}^{2}}+ab+{{b}^{2}}}{a+b}.$
Kết luận:
+ Với $a=b$: Phương trình nghiệm đúng với mọi $xin R.$
+ Với $a=-b$ và $bne 0$: Phương trình vô nghiệm.
+ Với $ane pm b$: Phương trình có nghiệm là $x=frac{{{a}^{2}}+ab+{{b}^{2}}}{a+b}.$
b) Ta có $bleft( ax-b+2 right)=2left( ax+1 right)$ $Leftrightarrow aleft( b-2 right)x={{b}^{2}}-2b+2.$
Với $aleft( b-2 right)=0$ $Leftrightarrow left[ begin{matrix}
a=0 \
b=2 \
end{matrix} right.$
+ Khi $a=0$: Phương trình trở thành $0x={{b}^{2}}-2b+2$, do ${{b}^{2}}-2b+2={{left( b-1 right)}^{2}}+1>0$ nên phương trình vô nghiệm.
+ Khi $b=2$: Phương trình trở thành $0x=2$, suy ra phương trình vô nghiệm.
Với $aleft( b-2 right)ne 0$ $Leftrightarrow left{ begin{matrix}
ane 0 \
bne 2 \
end{matrix} right.$: Phương trình tương đương với $x=frac{{{b}^{2}}-2b+2}{aleft( b-2 right)}$ .
Kết luận:
+ Với $a=0$ hoặc $b=2$ thì phương trình vô nghiệm.
+ Với $ane 0$ và $bne 2$ thì phương trình có nghiệm là $x=frac{{{b}^{2}}-2b+2}{aleft( b-2 right)}.$Ví dụ 3. Tìm $m$ để phương trình sau có nghiệm duy nhất:
a) $({{m}^{2}}-m)x=2x+{{m}^{2}}-1.$
b) $mleft( 4mx-3m+2 right)=x(m+1).$a) Ta có $({{m}^{2}}-m)x=2x+{{m}^{2}}-1$ $Leftrightarrow ({{m}^{2}}-m-2)x={{m}^{2}}-1.$
Phương trình có nghiệm duy nhất $Leftrightarrow ane 0$ hay ${{m}^{2}}-m-2ne 0$ $Leftrightarrow left{ begin{matrix}
mne -1 \
mne 2 \
end{matrix} right.$
Vậy với $mne -1$ và $mne 2$ thì phương trình có nghiệm duy nhất.
b) Ta có $mleft( 4mx-3m+2 right)=x(m+1)$ $Leftrightarrow left( 4{{m}^{2}}-m-1 right)x=3{{m}^{2}}-2m.$
Phương trình có nghiệm duy nhất $Leftrightarrow ane 0$ hay $4{{m}^{2}}-m-1ne 0$ $Leftrightarrow mne frac{1pm sqrt{17}}{8}.$
Vậy với $mne frac{1pm sqrt{17}}{8}$ thì phương trình có nghiệm duy nhất.Ví dụ 4. Tìm $m$ để đồ thị hai hàm số sau không cắt nhau $y=left( m+1 right){{x}^{2}}+3{{m}^{2}}x+m$ và $y=left( m+1 right){{x}^{2}}+12x+2.$Đồ thị hai hàm số không cắt nhau khi và chỉ khi phương trình $left( m+1 right){{x}^{2}}+3{{m}^{2}}x+m$ $=left( m+1 right){{x}^{2}}+12x+2$ vô nghiệm $Leftrightarrow 3left( {{m}^{2}}-4 right)x=2-m$ vô nghiệm $ Leftrightarrow left{ {begin{array}{*{20}{c}}
{{m^2} – 4 = 0}\
{2 – m ne 0}
end{array}} right.$ $ Leftrightarrow left{ {begin{array}{*{20}{c}}
{m = pm 2}\
{m ne 2}
end{array}} right.$ $ Leftrightarrow m = – 2.$
Vậy với $m=-2$ là giá trị cần tìm.
[ads]
3. Bài tập rèn luyện
a. Đề bài:
Bài toán 1. Giải và biện luận phương trình sau với $m$ là tham số:
a) $left( 2m-4 right)x+2-m=0.$
b) $(m+1)x=(3{{m}^{2}}-1)x+m-1.$Bài toán 2. Giải và biện luận các phương trình sau:
a) $frac{x+a-b}{a}-frac{x+b-a}{b}=frac{{{b}^{2}}-{{a}^{2}}}{ab}.$
b) $frac{ax-1}{x-1}+frac{2}{x+1}=frac{aleft( {{x}^{2}}+1 right)}{{{x}^{2}}-1}.$Bài toán 3. Tìm $m$ để phương trình sau vô nghiệm:
a) $({{m}^{2}}-m)x=2x+{{m}^{2}}-1.$
b) ${{m}^{2}}left( x-m right)=x-3m+2.$Bài toán 4. Tìm điều kiện của $a,b$ để phương trình sau có nghiệm.
a) $aleft( bx-a+2 right)=left( a+b-1 right)x+1.$
b) $frac{2x-a}{a}-b=frac{2x-b}{b}-a(a,bne 0).$b. Hướng dẫn và đáp số:
Bài toán 1.
a) Phương trình tương đương với $left( 2m-4 right)x=m-2.$
+ Với $2m-4=0$ $Leftrightarrow m=2$: Phương trình trở thành $0x=0$, suy ra phương trình nghiệm đúng với mọi $x$.
+ Với $2m-4ne 0$ $Leftrightarrow mne 2$: Phương trình tương đương với $x=-1.$
Kết luận:
+ Với $m=2$: Phương trình nghiệm đúng với mọi $x.$
+ Với $mne 2$: Phương trình có nghiệm duy nhất $x=-1.$
b) Phương trình tương đương với $left( 3{{m}^{2}}-m-2 right)x=1-m.$
Với $3{{m}^{2}}-m-2=0$ $Leftrightarrow left[ begin{matrix}
m=1 \
m=-frac{2}{3} \
end{matrix} right.$:
+ Khi $m=1:$ Phương trình trở thành $0x=0$, phương trình nghiệm đúng với mọi $x$.
+ Khi $m=-frac{2}{3}$: Phương trình trở thành $0x=frac{5}{3}$, suy ra phương trình vô nghiệm.
Với $3{{m}^{2}}-m-2ne 0$ $Leftrightarrow left{ begin{matrix}
mne 1 \
mne -frac{2}{3} \
end{matrix} right.$, phương trình $Leftrightarrow x=frac{1-m}{3{{m}^{2}}-m-2}=frac{-1}{3m+2}.$
Kết luận:
+ Với $m=-frac{2}{3}$: Phương trình vô nghiệm.
+ Với $m=1$: Phương trình nghiệm đúng với mọi $x.$
+ Với $m≠-frac{2}{3}$ và $m≠1$: Phương trình có nghiệm $x=frac{-1}{3m+2}.$Bài toán 2.
a) Điều kiện xác định: $a ≠ 0$, $b ≠ 0.$
Ta có: Phương trình $ Leftrightarrow bleft( {x + a – b} right) – aleft( {x + b – a} right)$ $ = {b^2} – {a^2}$ $ Leftrightarrow bx + ab – {b^2} – {rm{ax}} – ab + {a^2}$ $ = {b^2} – {a^2}$ $ Leftrightarrow left( {b – a} right)x$ $ = 2left( {b – a} right)left( {b + a} right).$
+ Nếu $b – a ≠ 0$ $Rightarrow bne a$ thì $x=frac{2left( b-a right)left( b+a right)}{b-a}=$ $2left( b+a right).$
+ Nếu $b – a = 0$ $Rightarrow b=a$ thì phương trình có vô số nghiệm.
Kết luận:
+ Với $b ≠ a$, phương trình có nghiệm duy nhất $x = 2(b + a).$
+ Với $b = a$, phương trình có vô số nghiệm.
b) Điều kiện xác định: $xne pm 1.$
$ Leftrightarrow left( {ax – 1} right)left( {x + 1} right) + 2left( {x – 1} right)$ $ = aleft( {{x^2} + 1} right)$ $ Leftrightarrow a{x^2} + ax – x – 1 + 2x – 2$ $ = a{x^2} + a$ $ Leftrightarrow left( {a + 1} right)x = a + 3.$
+ Nếu $a+1ne 0$ $Rightarrow ane -1$ thì $x=frac{a+3}{a+1}.$
+ Nếu $a+1=0$ $Rightarrow a=-1$ thì phương trình vô nghiệm.
Kết luận:
+ Với $ane -1$ và $ane -2$ thì phương trình có nghiệm duy nhất $x=frac{a+3}{a+1}.$
+ Với $a=-1$ hoặc $a=-2$ thì phương trình vô nghiệm.Bài toán 3.
a) Ta có $({{m}^{2}}-m)x=2x+{{m}^{2}}-1$ $Leftrightarrow ({{m}^{2}}-m-2)x={{m}^{2}}-1.$
Phương trình vô nghiệm $Leftrightarrow left{ begin{matrix}
a=0 \
bne 0 \
end{matrix} right.$ hay $left{ begin{matrix}
{{m}^{2}}-m-2=0 \
{{m}^{2}}-1ne 0 \
end{matrix} right.$ $Leftrightarrow m=2.$
Vậy với $m=2$ thì phương trình vô nghiệm.
b) Ta có: Phương trình $Leftrightarrow left( {{m}^{2}}-1 right)x={{m}^{3}}-3m+2.$
Phương trình vô nghiệm $Leftrightarrow left{ begin{matrix}
a=0 \
bne 0 \
end{matrix} right.$ hay $left{ begin{matrix}
{{m}^{2}}-1=0 \
{{m}^{3}}-3m+2ne 0 \
end{matrix} right.$ $Leftrightarrow m=-1.$
Vậy với $m=-1$ thì phương trình vô nghiệm.Bài toán 4.
a) Ta có $aleft( bx-a+2 right)=left( a+b-1 right)x+1$ $Leftrightarrow left( ab-a-b+1 right)x={{a}^{2}}-2a+1$ $Leftrightarrow left( a-1 right)left( b-1 right)x={{left( a-1 right)}^{2}}.$
Phương trình có nghiệm $Leftrightarrow left[ begin{matrix}
left( a-1 right)left( b-1 right)ne 0 \
left{ begin{matrix}
left( a-1 right)left( b-1 right)=0 \
{{left( a-1 right)}^{2}}=0 \
end{matrix} right. \
end{matrix} right.$ $Leftrightarrow left[ begin{matrix}
left{ begin{matrix}
ane 1 \
bne 1 \
end{matrix} right. \
a=1 \
end{matrix} right.$ $Leftrightarrow ane 1.$
Vậy $ane 1$ là điều kiện cần tìm.
b) Phương trình tương đương với: $bleft( 2x-a right)-a{{b}^{2}}=aleft( 2x-b right)-{{a}^{2}}b$ $Leftrightarrow 2left( a-b right)x=ableft( a-b right).$
Phương trình có nghiệm $Leftrightarrow left[ begin{matrix}
a-bne 0 \
left{ begin{matrix}
a-b=0 \
ableft( a-b right)=0 \
end{matrix} right. \
end{matrix} right.$ $Leftrightarrow left[ begin{matrix}
ane b \
a=b \
end{matrix} right.$ đúng với mọi $a,b.$
Vậy với mọi $a,b$ khác $0$ thì phương trình có nghiệm.
Giải và biện luận phương trình bậc nhất một ẩn
Bạn đang xem Giải và biện luận phương trình bậc nhất một ẩn.
Cập nhật thêm đề thi thử, đề kiểm tra toán, học toán tại Toanpdf.com
Một số ứng dụng của tích vô hướng
Tích của một vectơ với một số
Phủ định của mệnh đề
Tính xác suất của một biến cố theo định nghĩa cổ điển
Xét tính chẵn, lẻ của hàm số
Tích vô hướng của hai vectơ
Kĩ thuật sử dụng bất đẳng thức Cô-si (Cauchy) để giải toán
Chứng minh bất đẳng thức bằng phương pháp biến đổi tương đương
Be the first to comment