Đề thi KSCL kỳ 2 Toán 10 năm 2018 – 2019 trường Đoàn Thượng – Hải Dương

Bạn đang xem Đề thi KSCL kỳ 2 Toán 10 năm 2018 – 2019 trường Đoàn Thượng – Hải Dương. Cập nhật thêm đề thi thử, đề kiểm tra toán, học toán tại Toanpdf.com
Đề thi KSCL kỳ 2 Toán 10 năm 2018 2019 trường Đoàn Thượng Hải Dương
Đề thi KSCL kỳ 2 Toán 10 năm 2018 2019 trường Đoàn Thượng Hải Dương

Nhằm đánh giá một cách chính xác và khách quan các kiến thức môn Toán mà học sinh khối lớp 10 đã được học trong học kỳ vừa qua, trường THPT Đoàn Thượng (xã Đoàn Thượng – huyện Gia Lộc – tỉnh Hải Dương) đã tổ chức kỳ thi khảo sát chất lượng học kỳ 2 môn Toán 10 năm học 2018 – 2019.Đề thi KSCL kỳ 2 Toán 10 năm 2018 – 2019 trường Đoàn Thượng – Hải Dương có mã đề 221 gồm 6 trang, đề được biên soạn theo dạng đề trắc nghiệm với 50 câu hỏi và bài toán, mỗi câu có 4 phương án A, B, C, D để học sinh chọn lựa, mỗi câu trả lời đúng tương ứng với 0,2 điểm, đề thi có đáp án mã đề 211, 322, 433, 544.
[ads]
Trích dẫn đề thi KSCL kỳ 2 Toán 10 năm 2018 – 2019 trường Đoàn Thượng – Hải Dương:
+ Một xưởng cơ khí có hai công nhân là Chiến và Bình. Xưởng sản xuất loại sản phẩm I và II . Mỗi sản phẩm I bán lãi 500 nghìn đồng, mỗi sản phẩm II bán lãi 400 nghìn đồng. Để sản xuất được một sản phẩm I thì Chiến phải làm việc trong 3 giờ, Bình phải làm việc trong 1 giờ. Để sản xuất được một sản phẩm II thì Chiến phải làm việc trong 2 giờ, Bình phải làm việc trong 6 giờ. Một người không thể làm được đồng thời hai sản phẩm. Biết rằng trong một tháng Chiến không thể làm việc quá 180 giờ và Bình không thể làm việc quá 220 giờ. Số tiền lãi lớn nhất trong một tháng của xưởng là?
+ Khi biểu diễn cung lượng giác trên đường tròn lượng giác, khẳng định nào dưới đây sai?
A. Điểm biểu diễn cung α và cung π – α đối xứng nhau qua trục tung.
B. Điểm biểu diễn cung α và cung −α đối xứng nhau qua gốc tọa độ.
C. Mỗi cung lượng giác được biểu diễn bởi một điểm duy nhất.
D. Cung α và cung α + k2π (k thuộc Z) có cùng điểm biểu diễn.
+ Cho hàm số f(x) = x^2 – |x|. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Đồ thị của hàm số f(x) đối xứng qua trục hoành. B. f(x) là hàm số chẵn.
C. Đồ thị của hàm số f(x) đối xứng qua gốc tọa độ. D. f(x) là hàm số lẻ.

Bài viết liên quan:

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*