Tuyển tập và giải chi tiết các bài toán thực tiễn trong đề thi thử – Trần Văn Tài

Bạn đang xem Tuyển tập và giải chi tiết các bài toán thực tiễn trong đề thi thử – Trần Văn Tài. Cập nhật thêm đề thi thử, đề kiểm tra toán, học toán tại Toanpdf.com
Tuyển tập và giải chi tiết các bài toán thực tiễn trong đề thi thử Trần Văn Tài
Tuyển tập và giải chi tiết các bài toán thực tiễn trong đề thi thử Trần Văn Tài

Tài liệu gồm 174 trang tuyển tập các bài toán ứng dụng thực tiễn chọn lọc trong các đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017, có lời giải chi tiết. Các bài toán được phân dạng thành các chủ đề:+ Chủ đề 1. Liên quan di chuyển – quãng đường đi
+ Chủ đề 2. Liên quan cắt – ghép các khối hình
+ Chủ đề 3. Lãi suất ngân hàng – trả góp
+ Chủ đề 4. Bài toán tăng trưởng
+ Chủ đề 5. Bài toán tối ưu chi phí sản xuất
+ Chủ đề 6. Bài toán thực tế min – max
[ads]
Trích dẫn tài liệu:
+ Một kho hàng được đặt tại ví trí A trên bến cảng cần được chuyển tới kho C trên một đảo, biết rằng khoảng cách ngắn nhất từ kho C đến bờ biển AB bằng độ dài CB = 60 km và khoảng cách giữa 2 điểm A, B là AB = 130km. Chi phí để vận chuyển toàn bộ kho hàng bằng đường bộ là 300.000 đồng/km, trong khi đó chi phí vận chuyển hàng bằng đường thủy là 500.000 đồng/km. Hỏi phải chọn điểm trung chuyển hàng D (giữa đường bộ và đường thủy) cách kho A một khoảng bằng bao nhiêu thì tổng chi phí vận chuyển hàng từ kho A đến kho C là ít nhất?
+ Một vùng đất hình chữ nhật ABCD có AB = 25km, BC = 20 km và M, N lần lượt là trung điểm của AD, BC. Một người cưỡi ngựa xuất phát từ A đi đến C bằng cách đi thẳng từ A đến một điểm X thuộc đoạn MN rồi lại đi thẳng từ X đến C. Vận tốc của ngựa khi đi trên phần ABNM là 15km/h, vận tốc của ngựa khi đi trên phần MNCD là 30km/h. Thời gian ít nhất để ngựa di chuyển từ A đến C là mấy giờ?
+ Trong Công viên Toán học có những mảnh đất mang hình dáng khác nhau. Mỗi mảnh được trồng một loài hoa và nó được tạo thành bởi một trong những đường cong đẹp trong toán học. Ở đó có một mảnh đất mang tên Bernoulli, nó được tạo thành từ đường Lemmiscate có phương trình trong hệ tọa độ Oxy là 16y^2 = x^2.(25 – x^2) như hình vẽ bên. Tính diện tích S của mảnh đất Bernoulli biết rằng mỗi đơn vị trong hệ tọa độ Oxy tương ứng với chiều dài 1 mét.

Bài viết liên quan:

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*