Bài tập trắc nghiệm khối đa diện và khối tròn xoay – Nguyễn Khánh Nguyên

Bạn đang xem Bài tập trắc nghiệm khối đa diện và khối tròn xoay – Nguyễn Khánh Nguyên. Cập nhật thêm đề thi thử, đề kiểm tra toán, học toán tại Toanpdf.com
Bài tập trắc nghiệm khối đa diện và khối tròn xoay Nguyễn Khánh Nguyên
Bài tập trắc nghiệm khối đa diện và khối tròn xoay Nguyễn Khánh Nguyên

Tài liệu gồm 40 trang với 300 bài tập trắc nghiệm chủ đề khối đa diện và khối tròn xoay trích trong các đề thi thử THPT Quốc gia.+ Chủ đề 1. Khối đa diện
+ Chủ đề 2. Khối chóp
+ Chủ đề 3. Thể tích lăng trụ
+ Chủ đề 4. Khoảng cách
+ Chủ đề 5. Khối tròn xoay
+ Chủ đề 6. Khối nón
+ Chủ đề 7. Khối trụ
+ Chủ đề 8. Khối cầu
+ Chủ đề 9. Hỗn hợp: Nón – Trụ – Cầu
+ Chủ đề 10. Toán thực tế
[ads]
Trích dẫn tài liệu:
+ [CHUYÊN TRẦN PHÚ – 2017] Từ một nguyên vật liệu cho trước, một công ty muốn thiết kế bao bì để đựng sữa với thể tích 1dm2. Bao bì được thiết kế bởi một trong hai mô hình sau: hình hộp chữ nhật có đáy là hình vuông hoặc hình trụ. Hỏi thiết kế theo mô hình nào sẽ tiết kiệm được nguyên vật liệu nhất? Và thiết kế mô hình đó theo kích thước như thế nào?
A. Hình hộp chữ nhật và cạnh bên bằng cạnh đáy
B. Hình trụ và chiều cao bằng bán kính đáy
C. Hình hộp chữ nhật và cạnh bên gấp hai lần cạnh đáy
D. Hình trụ và chiều cao bằng đường kính đáy
+ [ĐỒNG ĐẬU – 2017] Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?
A. Hình tạo bởi một số hữu hạn các đa giác được gọi là hình đa diện
B. Khối đa diện bao gồm phần không gian được giới hạn bởi hình đa diện và cả hình đa diện đó
C. Mỗi cạnh của một đa giác trong hình đa diện là cạnh chung của đúng hai đa giác
D. Hai đa giác bất kì trong một hình đa diện hoặc là không có điểm chung, hoặc là có một đỉnh chung, hoặc là có một cạnh chung
+ [QUỐC HỌC HUẾ – 2017] Trong không gian cho hai điểm phân biệt A, B cố định. Tìm tập hợp tất cả các điểm M trong không gian thỏa mãn vtMA.vtMB = 3/4.AB^2
A. Mặt cầu đường kính AB
B. Tập hợp rỗng (tức là không có điểm M nào thỏa mãn điều kiện trên)
C. Mặt cầu có tâm I là trung điểm của đoạn thẳng AB và bán kính R = AB
D. Mặt cầu có tâm I là trung điểm của đoạn thẳng AB và bán kính R = 3/4AB

Bài viết liên quan:

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*