Đề KSCL Toán 11 lần 2 năm 2019 – 2020 trường Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc

Bạn đang xem Đề KSCL Toán 11 lần 2 năm 2019 – 2020 trường Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc. Cập nhật thêm đề thi thử, đề kiểm tra toán, học toán tại Toanpdf.com
Đề KSCL Toán 11 lần 2 năm 2019 2020 trường Nguyễn Viết Xuân Vĩnh Phúc
Đề KSCL Toán 11 lần 2 năm 2019 2020 trường Nguyễn Viết Xuân Vĩnh Phúc

Thứ … ngày … tháng 01 năm 2020, trường THPT Nguyễn Viết Xuân, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức kỳ thi khảo sát chất lượng môn Toán lớp 11 lần thứ 2 năm học 2019 – 2020, kỳ thi được diễn ra vào giai đoạn đầu học kỳ 2.Đề KSCL Toán 11 lần 2 năm 2019 – 2020 trường Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc mã đề 101 gồm có 05 trang với 50 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút, đề thi có đáp án.Trích dẫn đề KSCL Toán 11 lần 2 năm 2019 – 2020 trường Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc:
+ Một đoàn tình nguyện đến một trường tiểu học miền núi để trao tặng 20 suất quà cho 10 em học sinh nghèo học giỏi. Trong 20 suất quà đó gồm 7 chiếc áo mùa đông, 9 thùng sữa tươi và 4 chiếc cặp sách. Tất cả các suất quà đều có giá trị tương đương nhau. Biết rằng mỗi em được nhận 2 suất quà khác loại (ví dụ: 1 chiếc áo và 1 thùng sữa tươi). Trong số các em được nhận quà có hai em Việt và Nam. Tính xác suất để hai em Việt và Nam đó nhận được suất quà giống nhau.
+ Một thí sinh tham gia kì thi THPT Quốc gia Trong bài thi môn Toán bạn đó làm được chắc chắn đúng 40 câu. Trong 10 câu còn lại chỉ có 3 câu bạn loại trừ được mỗi câu một đáp án chắc chắn sai. Do không còn đủ thời gian nên bạn bắt buộc phải khoanh bừa các câu còn lại. Hỏi xác suất bạn đó được 9 điểm là bao nhiêu?
[ads]
+ Cho hai đường thẳng a và b. Điều kiện nào sau đây đủ kết luận a và b chéo nhau?
A. a và b không có điểm chung. B. a và b không cùng nằm trên bất kì mặt phẳng nào.
C. a và b là hai cạnh của một hình tứ diện. D. a và b nằm trên hai mặt phẳng phân biệt.
+ Cho tứ giác ABCD có AC và BD giao nhau tại O và một điểm S không thuộc mặt phẳng ABCD. Trên đoạn SC lấy một điểm M không trùng với S và C. Giao điểm của đường thẳng SD với mặt phẳng ABM là:
A. giao điểm của SD và AB. B. giao điểm của SD và AM. C. giao điểm của SD và BK (với K = SO giao AM). D. giao điểm của SD và MK (với K = SO giao AM).
+ Cho hàm số f(x). Xét các mệnh đề sau:
1. Hàm số đã cho xác định trên D = R. 2. Đồ thị hàm số đã cho có trục đối xứng.
3. Hàm số đã cho là hàm số chẵn. 4. Đồ thị hàm số đã cho có tâm đối xứng.
5. Hàm số đã cho là hàm số lẻ. 6. Hàm số đã cho là hàm số không chẵn không lẻ.
Số phát biểu đúng trong sáu phát biểu trên là?

Bài viết liên quan:

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*