Nguyên hàm – tích phân và ứng dụng trong các đề thi thử THPT QG môn Toán

Bạn đang xem Nguyên hàm – tích phân và ứng dụng trong các đề thi thử THPT QG môn Toán. Cập nhật thêm đề thi thử, đề kiểm tra toán, học toán tại Toanpdf.com
Nguyên hàm tích phân và ứng dụng trong các đề thi thử THPT QG môn Toán
Nguyên hàm tích phân và ứng dụng trong các đề thi thử THPT QG môn Toán

Tài liệu gồm 393 trang được sưu tầm và biên soạn bởi thầy giáo Th.S Nguyễn Chín Em, tuyển tập các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chuyên đề nguyên hàm – tích phân và ứng dụng có đáp án và lời giải chi tiết trong các những năm gần đây; giúp các em học sinh khối 12 học tốt chương trình Giải tích 12 chương 3 (nguyên hàm – tích phân và ứng dụng) và ôn thi THPT Quốc gia môn Toán.Trích dẫn tài liệu nguyên hàm – tích phân và ứng dụng trong các đề thi thử THPT QG môn Toán:
+ Cho hai quả bóng A, B di chuyển ngược chiều nhau va chạm với nhau. Sau va chạm mỗi quả bóng nảy ngược lại một đoạn thì dừng hẳn. Biết sau khi va chạm, quả bóng A nảy ngược lại với vận tốc vA(t) = 8 − 2t (m/s) và quả bóng B nảy ngược lại với vận tốc vB(t) = 12 − 4t (m/s). Tính khoảng cách giữa hai quả bóng sau khi đã dừng hẳn (giả sử hai quả bóng đều chuyển động thẳng).
+ Người ta cần trồng một vườn hoa Cẩm Tú Cầu theo hình giới hạn bởi một đường Parabol và nửa đường tròn có bán kính √2 mét (phần tô trong hình vẽ). Biết rằng: để trồng mỗi m2 hoa cần ít nhất là 250000 đồng, số tiền tối thiểu để trồng xong vườn hoa Cẩm Tú Cầu gần bằng?
[ads]
+ Cho hàm số y = f(x) liên tục trên đoạn [a; b]. Diện tích S của hình phẳng giới hạn bởi đồ thị của hàm số y = f(x), trục hoành và hai đường thẳng x = a, x = b (a < b) được tính theo công thức?
+ Một bình cắm hoa dạng khối tròn xoay, biết đáy bình và miệng bình có đường kính lần lượt là 2 dm và 4 dm. Mặt xung quanh của bình là một phần của mặt tròn xoay có đường sinh là đồ thị hàm số y =√(x − 1). Tính thể tích bình cắm hoa đó.
+ Cho hàm số y = f(x) có đồ thị f'(x) trên [−3; 2] như hình bên (phần cong của đồ thị là một phần của parabol y = ax^2 + bx + c). Biết f(−3) = 0, giá trị của f(−1) + f(1) bằng?

Bài viết liên quan:

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*