Đề kiểm tra Giải tích 12 chương 3 năm 2018 – 2019 trường Triệu Quang Phục – Hưng Yên

Bạn đang xem Đề kiểm tra Giải tích 12 chương 3 năm 2018 – 2019 trường Triệu Quang Phục – Hưng Yên. Cập nhật thêm đề thi thử, đề kiểm tra toán, học toán tại Toanpdf.com
Đề kiểm tra Giải tích 12 chương 3 năm 2018 2019 trường Triệu Quang Phục Hưng Yên
Đề kiểm tra Giải tích 12 chương 3 năm 2018 2019 trường Triệu Quang Phục Hưng Yên

Đề kiểm tra Giải tích 12 chương 3 năm học 2018 – 2019 trường THPT Triệu Quang Phục – Hưng Yên mã đề 001 được biên soạn theo dạng đề trắc nghiệm khách quan, đề gồm 25 câu hỏi và bài toán, học sinh có 45 phút để hoàn thành bài kiểm tra, kỳ kiểm tra nhằm kiểm tra chủ đề kiến thức nguyên hàm, tích phân và ứng dụng, đề kiểm tra có đáp án mã đề 106, 103, 101, 102, 104, 105, 107, 100.Trích dẫn đề kiểm tra Giải tích 12 chương 3 năm 2018 – 2019 trường Triệu Quang Phục – Hưng Yên:
+ Chướng ngại vật “tường cong” trong một sân thi đấu X-Game là một khối bê tông có chiều cao từ mặt đất lên là 3m. Giao của mặt tường cong và mặt đất là đoạn thẳng AB = 2m. Thiết diện của khối tường cong cắt bởi mặt phẳng vuông góc với AB tại A là một hình tam giác vuông cong ACE với AC = 4m, CE = 3m và cạnh cong AE nằm trên một đường parabol có trục đối xứng vuông góc với mặt đất. Tại vị trí M là trung điểm của AC thì tường cong có độ cao 1m (xem hình minh họa bên). Tính thể tích bê tông cần sử dụng để tạo nên khối tường cong đó.
[ads]
+ Tại một cửa hàng kinh doanh quần áo A sinh ra doanh thu với tốc độ R'(t) = 7250 – 18.t^2 (triệu/năm) sau t năm. Chi phí kinh doanh của cửa hàng tăng với tốc độ C'(t) = 3620 + 12.t^2 (triệu/năm). Hỏi sau bao nhiêu năm lợi nhuận của cửa hàng bắt đầu giảm và lợi nhuận sinh ra trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu?
A. 12 năm, 26160 triệu đồng. B. 11 năm, 26510 triệu đồng.
C. 10 năm, 26200 triệu đồng. D. 9 năm, 25290 triệu đồng.
+ Cho hàm số f(x) xác định trên K. Khẳng định nào sau đây sai?
A. Nếu hàm F(x) là một nguyên hàm của f(x) trên K thì với mỗi hằng số C, hàm số G(x) = F(x) + C cũng là một nguyên hàm của f(x) trên K.
B. Hàm số f(x) được gọi là nguyên hàm của f(x) trên K nếu F'(x) = f(x) với mọi x ∈ K.
C. Nếu hàm F(x) là một nguyên hàm của f(x) trên K thì hàm số F(-x) cũng là một nguyên hàm của f(x) trên K.
D. Nếu f(x) liên tục trên K thì nó có nguyên hàm trên K.

Bài viết liên quan:

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*