Các quy tắc tính đạo hàm

Bạn đang xem Các quy tắc tính đạo hàm. Cập nhật thêm đề thi thử, đề kiểm tra toán, học toán tại Toanpdf.com
Các quy tắc tính đạo hàm
Các quy tắc tính đạo hàm

Bài viết trình bày các quy tắc tính đạo hàm, giúp việc tính đạo hàm của một hàm số phức tạp trở nên dễ dàng hơn bằng cách quy về tính đạo hàm của các hàm số đơn giản.I. Kiến thức cần nắm:
1. Quy tắc tính đạo hàm:
a. Đạo hàm của tổng, hiệu, tích, thương các hàm số:
• $({u_1} pm {u_2} pm … pm {u_n})’$ $ = {u_1}’ pm {u_2}’ pm … pm {u_n}’.$
• $(k.u(x))’ = k.u'(x).$
• $(uv)’ = u’v + uv’.$
• $(uvw)’ = u’vw + uv’w + uvw’.$
• $({u^n}(x))’ = n{u^{n – 1}}(x).u'(x).$
• $left( {frac{c}{{u(x)}}} right)’ = – frac{{c.u'(x)}}{{{u^2}(x)}}.$
• ${left( {frac{{u(x)}}{{v(x)}}} right)}’$ $ = frac{{u'(x)v(x) – v'(x)u(x)}}{{{v^2}(x)}}.$
b. Đạo hàm của hàm số hợp: Cho hàm số $y = f(u(x)) = f(u)$ với $u = u(x).$ Khi đó: $y{‘_x} = y{‘_u}.u{‘_x}.$
2. Bảng công thức đạo hàm các hàm sơ cấp cơ bản:II. Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1. Tính đạo hàm các hàm số sau:
a. $y = {x^3} – 3{x^2} + 2x + 1.$
b. $y = – {x^3} + 3x + 1.$
c. $y = frac{{{x^4}}}{4} – {x^2} + 1.$
d. $y = – 2{x^4} + frac{3}{2}{x^2} + 1.$
e. $y = frac{{2x + 1}}{{x – 3}}.$
f. $y = frac{{{x^2} – 2x + 2}}{{x + 1}}.$a. $y’ = {left( {{x^3} – 3{x^2} + 2x + 1} right)’}$ $ = 3{x^2} – 6x + 2.$
b. $y’ = {left( { – {x^3} + 3x + 1} right)’}$ $ = – 3{x^2} + 3.$
c. $y’ = {left( {frac{{{x^4}}}{4} – {x^2} + 1} right)’}$ $ = {x^3} – 2x.$
d. $y’ = {left( { – 2{x^4} + frac{3}{2}{x^2} + 1} right)’}$ $ = – 8{x^3} + 3x.$
e. $y’ = $ $frac{{(2x + 1)'(x – 3) – (x – 3)'(2x + 1)}}{{{{(x – 3)}^2}}}$ $ = frac{{ – 7}}{{{{(x – 3)}^2}}}.$
f. $y’ = $ $frac{{({x^2} – 2x + 2)'(x + 1) – ({x^2} – 2x + 2)(x + 1)’}}{{{{(x + 1)}^2}}}$ $ = frac{{(2x – 2)(x + 1) – ({x^2} – 2x + 2)}}{{{{(x + 1)}^2}}}$ $ = frac{{{x^2} + 2x – 4}}{{{{left( {x + 1} right)}^2}}}.$Ví dụ 2. Tính đạo hàm các hàm số sau:
a. $y = {left( {{x^7} + x} right)^2}.$
b. $y = left( {{x^2} + 1} right)left( {5 – 3{x^2}} right).$
c. $y = {x^2}left( {2x + 1} right)left( {5x – 3} right).$
d. $y = {left( {4x + frac{5}{{{x^2}}}} right)^3}.$
e. $y = {(x + 2)^3}{(x + 3)^2}.$a. $y’ = 2({x^7} + x)({x^7} + x)’$ $ = 2({x^7} + x)(7{x^6} + 1).$
b. Ta có: $y = left( {{x^2} + 1} right)left( {5 – 3{x^2}} right)$ $ = – 3{x^4} + 2{x^2} + 5$ $ Rightarrow y’ = – 12{x^3} + 4x.$
c. Ta có: $y = {x^2}left( {2x + 1} right)left( {5x – 3} right)$ $ = 10{x^4} – {x^3} – 3{x^2}$ $ Rightarrow y’ = 40{x^3} – 3{x^2} – 6x.$
d. $y’ = 3{left( {4x + frac{5}{{{x^2}}}} right)^2}left( {4x + frac{5}{{{x^2}}}} right)’$ $ = 3{left( {4x + frac{5}{{{x^2}}}} right)^2}left( {4 – frac{{10}}{{{x^3}}}} right).$
e. $y’ = 3{({x^2} + 5x + 6)^2} + 2(x + 3){(x + 2)^3}.$Ví dụ 3. Giải bất phương trình $f'(x) ge 0$, biết:
a. $f(x) = xsqrt {4 – {x^2}} .$
b. $f(x) = x – 2sqrt {{x^2} + 12} .$
c. $f(x) = sqrt[4]{{{x^2} + 1}} – sqrt x .$a. Tập xác định: $D = left[ { – 2;2} right].$
Ta có: $f'(x) = sqrt {4 – {x^2}} – frac{{{x^2}}}{{sqrt {4 – {x^2}} }}$ $ = frac{{4 – 2{x^2}}}{{sqrt {4 – {x^2}} }}.$
Do đó: $f'(x) ge 0$ $ Leftrightarrow 4 – 2{x^2} ge 0$ $ Leftrightarrow – sqrt 2 le x le sqrt 2 .$
b. Tập xác định: $D = R.$
Ta có: $f'(x) = 1 – frac{{2x}}{{sqrt {{x^2} + 12} }}$ $ = frac{{sqrt {{x^2} + 12} – 2x}}{{sqrt {{x^2} + 12} }}.$
Suy ra: $f'(x) ge 0$ $ Leftrightarrow sqrt {{x^2} + 12} ge 2x$ $(1).$
• Với $x < 0$ thì $(1)$ luôn đúng.
• Với $x ge 0$ thì $(1) Leftrightarrow left{ begin{array}{l}
x ge 0\
{x^2} + 12 ge 4{x^2}
end{array} right.$ $ Leftrightarrow 0 le x le 2.$
Vậy bất phương trình $f'(x) ge 0$ có nghiệm khi và chỉ khi $x le 2.$
c. Tập xác định: $D = left[ {0; + infty } right).$
Ta có: $f'(x) = frac{x}{{2sqrt[4]{{{{({x^2} + 1)}^3}}}}} – frac{1}{{2sqrt x }}.$
$f'(x) ge 0$ $ Leftrightarrow xsqrt x ge sqrt[4]{{{{({x^2} + 1)}^3}}}$ $ Leftrightarrow {x^6} ge {({x^2} + 1)^3}$ $ Leftrightarrow {x^2} ge {x^2} + 1$, bất phương trình này vô nghiệm.
[ads]
Ví dụ 4. Tính đạo hàm các hàm số sau:
a. $y = sqrt {2{x^2} + 3x + 1} .$
b. $y = sqrt[5]{{sqrt {2{x^2} + 1} + 3x + 2}}.$
c. $y = sqrt {2{{sin }^2}(2x – 1) + cos sqrt x } .$
d. $y = tan ({sin ^2}3x) + sqrt {{{cot }^2}(1 – 2{x^3}) + 3} .$
e. $y = sqrt[3]{{sin (tan x) + cos (cot x)}}.$a. $y’ = frac{{(2{x^2} + 3x + 1)’}}{{2sqrt {2{x^2} + 3x + 1} }}$ $ = frac{{4x + 3}}{{2sqrt {2{x^2} + 3x + 1} }}.$
b. $y’ = frac{1}{{5.sqrt[5]{{{{(sqrt {2{x^2} + 1} + 3x + 2)}^4}}}}}$$(sqrt {2{x^2} + 1} + 3x + 2)’$ $ = frac{1}{{5.sqrt[5]{{{{(sqrt {2{x^2} + 1} + 3x + 2)}^4}}}}}$$(frac{{2x}}{{sqrt {2{x^2} + 1} }} + 3).$
c. $y’ = frac{{(2{{sin }^2}(2x – 1) + cos sqrt x )’}}{{2sqrt {2{{sin }^2}(2x – 1) + cos sqrt x } }}$ $ = frac{{2sin (4x – 2) – frac{1}{{2sqrt x }}sin sqrt x }}{{2sqrt {2{{sin }^2}(2x – 1) + cos sqrt x } }}$ $ = frac{{4sqrt x sin (4x – 2) – sin sqrt x }}{{4sqrt {2x{{sin }^2}(2x – 1) + xcos sqrt x } }}.$
d. $y’ = [1 + {tan ^2}({sin ^2}3x)]({sin ^2}3x)’$ $ + frac{{[{{cot }^2}(1 – 2{x^3}) + 3]’}}{{2sqrt {{{cot }^2}(1 – 2{x^3}) + 3} }}$ $ = 3 [1 + {tan ^2}({sin ^2}3x)]sin 6x$ $ + frac{{6{x^2}{rm{[}}1 + {{cot }^2}(1 – 2{x^3}){rm{]}}cot (1 – 2{x^3})}}{{sqrt {{{cot }^2}(1 – 2{x^3}) + 3} }}.$
e. $y’ = frac{{[sin (tan x) + cos (cot x)]’}}{{3sqrt {{{[sin (tan x) + cos (cot x)]}^2}} }}$ $ = frac{{(1 + {{tan }^2}x)cos (tan x) + (1 + {{cot }^2}x)sin (cot x)}}{{3sqrt {{{[sin (tan x) + cos (cot x)]}^2}} }}.$Ví dụ 5. Tính đạo hàm các hàm số sau:
a. $f(x) = left{ begin{array}{l}
{x^2} – 3x + 1:khi:x > 1\
2x + 2:khi:x le 1{rm{ }}
end{array} right.$
b. $f(x) = left{ begin{array}{l}
{x^2}cos frac{1}{{2x}}:khi:x ne 0\
0:khi:x = 0
end{array} right.$a.
• Với $x > 1$ $ Rightarrow f(x) = {x^2} – 3x + 1$ $ Rightarrow f'(x) = 2x – 3.$
• Với $x < 1$ $ Rightarrow f(x) = 2x + 2$ $ Rightarrow f'(x) = 2.$
• Với $x = 1$, ta có: $mathop {lim }limits_{x to {1^ + }} f(x)$ $ = mathop {lim }limits_{x to {1^ + }} left( {{x^2} – 3x + 1} right)$ $ = – 1 ne f(1)$ $ Rightarrow $ hàm số không liên tục tại $x = 1$, suy ra hàm số không có đạo hàm tại $x = 1.$
Vậy $f'(x) = left{ begin{array}{l}
2x – 3:khi:x > 1\
2:khi:x < 1
end{array} right.$
b.
• Với $x ne 0$ $ Rightarrow f(x) = {x^2}cos frac{1}{{2x}}$ $ Rightarrow f'(x) = 2xcos frac{1}{{2x}} – frac{1}{2}cos frac{1}{{2x}}.$
• Với $x = 0$, ta có: $mathop {lim }limits_{x to 0} frac{{f(x) – f(0)}}{x}$ $ = mathop {lim }limits_{x to 0} xcos frac{1}{{2x}} = 0$ $ Rightarrow f'(0) = 0.$
Vậy $f'(x) = left{ begin{array}{l}
left( {2x – frac{1}{2}} right)cos frac{1}{{2x}}:khi:x ne 0\
0:khi:x = 0
end{array} right.$Ví dụ 6. Chứng minh rằng các hàm số sau đây có đạo hàm không phụ thuộc $x.$
a. $y = {sin ^6}x + {cos ^6}x + 3{sin ^2}x{cos ^2}x.$
b. $y = {cos ^2}left( {frac{pi }{3} – x} right) + {cos ^2}left( {frac{pi }{3} + x} right)$ $ + {cos ^2}left( {frac{{2pi }}{3} – x} right) + {cos ^2}left( {frac{{2pi }}{3} + x} right)$ $ – 2{sin ^2}x.$a. Ta có: $y = {sin ^6}x + {cos ^6}x + 3{sin ^2}x{cos ^2}x$ $ = {left( {{{sin }^2}x} right)^3} + {left( {{{cos }^2}x} right)^3}$ $ + 3{sin ^2}x{cos ^2}xleft( {{{sin }^2}x + {{cos }^2}x} right)$ $ = {left( {{{sin }^2}x + {{cos }^2}x} right)^3} = 1.$ Suy ra: $ y’ = 0.$
b. Ta có: $y = 2 + frac{1}{2}{rm{[}}cos left( {frac{{2pi }}{3} – 2x} right) + cos left( {frac{{2pi }}{3} + 2x} right)$ $ + cos left( {frac{{4pi }}{3} – 2x} right) + cos left( {frac{{4pi }}{3} + 2x} right)]$ $ – 2{sin ^2}x$ $ = frac{3}{2} + frac{1}{2}( – cos 2x – cos 2x) – 2{sin ^2}x = 1.$ Suy ra: $y’ = 0.$Ví dụ 7. Tìm $a,b$ để hàm số $f(x) = left{ begin{array}{l}
{x^2} – x + 1{rm{ }}:khi:x le 1\
– {x^2} + ax + b:khi:x > 1
end{array} right.$ có đạo hàm trên $R.$Với $x ne 1$ thì hàm số luôn có đạo hàm.
Do đó hàm số có đạo hàm trên $R$ khi và chỉ khi hàm số có đạo hàm tại $x = 1.$
Ta có: $mathop {lim }limits_{x to {1^ – }} f(x) = 1$, $mathop {lim }limits_{x to {1^ + }} f(x) = a + b – 1.$
Hàm số liên tục trên $R$ $ Leftrightarrow a + b – 1 = 1$ $ Leftrightarrow a + b = 2.$
Khi đó:
$mathop {lim }limits_{x to {1^ – }} frac{{f(x) – f(1)}}{{x – 1}} = 1.$
$mathop {lim }limits_{x to {1^ + }} frac{{f(x) – f(1)}}{{x – 1}}$ $ = mathop {lim }limits_{x to {1^ + }} frac{{ – {x^2} + ax + 1 – a}}{{x – 1}}$ $ = a – 2.$
Nên hàm số có đạo hàm trên $R$ thì: $left{ begin{array}{l}
a + b = 2\
a – 2 = 1
end{array} right.$ $ Leftrightarrow left{ begin{array}{l}
a = 3\
b = – 1
end{array} right.$Ví dụ 8. Tìm $m$ để các hàm số:
a. $y = (m – 1){x^3} – 3(m + 2){x^2}$ $ – 6(m + 2)x + 1$ có $y’ ge 0$, $forall x in R.$
b. $y = frac{{m{x^3}}}{3} – m{x^2} + (3m – 1)x + 1$ có $y’ le 0$, $forall x in R.$a. Ta có: $y’ = 3left[ {(m – 1){x^2} – 2(m + 2)x – 2(m + 2)} right].$
Do đó: $y’ ge 0$ $ Leftrightarrow (m – 1){x^2} – 2(m + 2)x – 2(m + 2) ge 0$ $(1).$
• Với $m = 1$ thì $left( 1 right) Leftrightarrow – 6x – 6 ge 0 Leftrightarrow x le – 1.$
• Với $m ne 1$ thì $(1)$ đúng với mọi $x in R$ $ Leftrightarrow left{ begin{array}{l}
a = m – 1 > 0\
Delta ‘ le 0
end{array} right.$ $ Leftrightarrow left{ begin{array}{l}
m > 1\
(m + 1)(4 – m) le 0
end{array} right.$ $ Leftrightarrow m ge 4.$
Vậy $m ge 4.$
b. Ta có: $y’ = m{x^2} – 2mx + 3m – 1.$
Nên $y’ le 0$ $ Leftrightarrow m{x^2} – 2mx + 3m – 1 le 0$ $(2).$
• Với $m = 0$ thì $(2)$ trở thành: $ – 1 le 0$ (luôn đúng).
• Với $m ne 0$ khi đó $(2)$ đúng với mọi $x in R$ $ Leftrightarrow left{ begin{array}{l}
a = m < 0\
Delta’ le 0
end{array} right.$ $ Leftrightarrow left{ begin{array}{l}
m < 0\
m(1 – 2m) le 0
end{array} right.$ $ Leftrightarrow left{ begin{array}{l}
m < 0\
1 – 2m ge 0
end{array} right.$ $ Leftrightarrow m < 0.$
Vậy $m le 0.$

Spread the love
Rate this post

Bài viết liên quan:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*