Đề cương giữa kỳ 1 Toán 12 năm 2023 – 2024 trường Bùi Thị Xuân – Lâm Đồng

Bạn đang xem Đề cương giữa kỳ 1 Toán 12 năm 2023 – 2024 trường Bùi Thị Xuân – Lâm Đồng. Cập nhật thêm đề thi thử, đề kiểm tra toán, học toán tại Toanpdf.com
Đề cương giữa kỳ 1 Toán 12 năm 2023 2024 trường Bùi Thị Xuân Lâm Đồng
Đề cương giữa kỳ 1 Toán 12 năm 2023 2024 trường Bùi Thị Xuân Lâm Đồng

TOANPDF.com giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 12 đề cương ôn tập giữa học kỳ 1 môn Toán 12 năm học 2023 – 2024 trường THPT Bùi Thị Xuân, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.GIẢI TÍCH:
1. Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số.
– Nắm vững mối liên hệ giữa tính đồng biến nghịch biến của một hàm số và dấu đạo hàm cấp một của nó.
– Biết xét tính đơn điệu của hàm số.
– Tìm điều kiện của tham số để hàm số đơn đệu.
2. Cực trị của hàm số.
– Biết các khái niệm điểm cực đại, điểm cực tiểu, điểm cực trị của hàm số.
– Biết các điều kiện đủ để hàm số có cực trị.
– Tìm điều kiện của tham số để hàm số có cực trị, không có cực trị.
– Tìm điều kiện để hàm số đạt cực trị tại một điểm.
3. Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số.
– Biết được khái niệm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số trên một tâp hợp số.
– Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số trên một khoảng, một đoạn.
– Tìm điều kiện để hàm số đạt giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất.
4. Đường tiệm cận.
– Khái niệm đường tiệm cận đứng, tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.
– Tìm tiệm cận đứng, tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.
5. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số.
– Nhận dạng đồ thị hàm số bậc ba, bậc bốn trùng phương, phân thức hữu tỉ bậc nhất / bậc nhất.
– Vận dụng đồ thị để giải các bài toán liên quan.
HÌNH HỌC:
1. Khái niệm về khối đa diện. Khối đa diện lồi – đều.
– Nhận biết được các khối đa diện, biết cách phân chia một khối đa diện thành các khối đa diện nhỏ hơn.
– Nhận biết được các khối đa diện. So sánh được khối đa diện bằng nhau.
– Hình dung trực quan về năm loại khối đa diện đều.
2. Tính góc – tính khoảng cách.
– Nắm chắc phương pháp tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng, góc giữa mặt phẳng và mặt phẳng.
– Tính được khoảng cách từ một điểm đến mặt phẳng. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau.
3. Thể tích khối chóp. Thể tích khối lăng trụ.
– Tính được thể tích khối chóp và khối lăng trụ.

Spread the love
Rate this post

Bài viết liên quan:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*