Đề cương HK2 Toán 11 năm 2019 – 2020 trường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia Lai

Bạn đang xem Đề cương HK2 Toán 11 năm 2019 – 2020 trường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia Lai. Cập nhật thêm đề thi thử, đề kiểm tra toán, học toán tại Toanpdf.com
Đề cương HK2 Toán 11 năm 2019 2020 trường Nguyễn Bỉnh Khiêm Gia Lai
Đề cương HK2 Toán 11 năm 2019 2020 trường Nguyễn Bỉnh Khiêm Gia Lai

Nhằm chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ 2 môn Toán 11 sắp tới, TOANPDF.COM giới thiệu đến các em đề cương HK2 Toán 11 năm học 2019 – 2020 trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia Lai; đề cương gồm 20 trang, bao gồm các bài tập tự luận, bài tập trắc nghiệm có đáp án Đại số & Giải tích 11 và Hình học 11.Trích dẫn đề cương HK2 Toán 11 năm 2019 – 2020 trường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia Lai:
+ Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có các cạnh bên và cạnh đáy đều bằng a, gọi O là tâm hình vuông ABCD.
1) Tính độ dài đoạn SO.
2) Gọi M là trung điểm SC. Chứng minh rằng: (MBD) ⊥ (SAC).
3) Xác định và tính góc giữa hai mặt phẳng (MBD) và ( ABCD).
4) Xác định góc giữa cạnh bên và mặt đáy.
5) Xác định góc giữa mặt bên và mặt đáy.
6) Tính khoảng cách từ A đến mặt phẳng (SBD).
7) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng SA và BD.
[ads]
+ Cho phương trình -4x^3 + 4x – 1 = 0. Tìm khẳng định sai trong các khẳng định sau:
A. Phương trình đã cho có ít nhất một nghiệm trong (−2;0).
B. Phương trình đã cho có ba nghiệm phân biệt.
C. Phương trình đã cho có ít nhất một nghiệm trong (-1/2;1/2).
D. Phương trình đã cho chỉ có một nghiệm trong khoảng (0;1).
+ Mệnh đề nào sau đây sai?
A. Khoảng cách giữa đường thẳng a và mặt phẳng (alpha) song song với a là khoảng cách từ một điểm A bất kì thuộc a tới mặt phẳng (alpha).
B. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau a và b là khoảng cách từ một điểm M thuộc mặt phẳng (alpha) chứa a và song song với b đến một điểm N bất kì trên b.
C. Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song là khoảng cách từ một điểm M bất kì trên mặt phẳng này đến mặt phẳng kia.
D. Nếu hai đường thẳng a và b chéo nhau và vuông góc với nhau thì đường vuông góc chung của chúng nằm trong mặt phẳng (alpha) chứa đường này và (alpha) vuông góc với đường kia.

Spread the love
Rate this post

Bài viết liên quan:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*