Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 11 năm 2019 – 2020 trường Kim Liên – Hà Nội

Bạn đang xem Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 11 năm 2019 – 2020 trường Kim Liên – Hà Nội. Cập nhật thêm đề thi thử, đề kiểm tra toán, học toán tại Toanpdf.com
Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 11 năm 2019 2020 trường Kim Liên Hà Nội
Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 11 năm 2019 2020 trường Kim Liên Hà Nội

Nhằm giúp học sinh khối 11 của nhà trường có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi kiểm tra chất lượng học kỳ 1 Toán 11 năm học 2019 – 2020, trường THPT Kim Liên, thành phố Hà Nội biên soạn đề cương ôn tập học kì 1 Toán 11 năm 2019 – 2020.Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 11 năm học 2019 – 2020 trường THPT Kim Liên – Hà Nội gồm 12 trang, với hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm Đại số và Giải tích 11 và Hình học 11 giúp học sinh tự luyện, cùng với hai đề thi HK1 Toán 11 năm học 2017 – 2018 và 2018 – 2019 của nhà trường để học sinh thử sức, nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi HK1 Toán 11 sắp tới.Khái quát nội dung đề cương ôn tập học kì 1 Toán 11 năm 2019 – 2020 trường Kim Liên – Hà Nội:
A. TỰ LUẬN
+ Tám người trong đó có hai vợ chồng anh Bình được xếp ngẫu xung quanh một bàn tròn (hai cách sắp xếp được xem là như nhau nếu cách này nhận được từ cách kia bằng cách xoay bàn đi một góc nào đó). Tính xác suất để hai vợ chồng anh Bình ngồi cạnh nhau.
+ Cho hình chóp tứ giác S.ABCD. Gọi G là trọng tâm tam giác SCD.
a) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SBG) và (SAC).
b) Tìm giao điểm của đường thẳng BG với (SAC).
c) Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi (ABG).
[ads]
B. TRẮC NGHIỆM
+ Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau:
A. Hai mặt phẳng có một điểm chung thì chúng còn có vô số điểm chung khác nữa.
B. Hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung duy nhất.
C. Hai mặt phẳng có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung duy nhất.
D. Nếu ba điểm phân biệt M, N, P cùng thuộc hai mặt phẳng phân biệt thì chúng thẳng hàng.
+ Cho hình chóp S.ABCD, M là điểm thuộc miền trong tam giác SAD. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Giao điểm của (SMC) với BD là giao điểm của CN với BD, trong đó N là giao điểm của SM với AD.
B. Giao điểm của (SAC) với BD là giao điểm của SA với BD.
C. Giao điểm của (SAB) với CM là giao điểm của SA và CM.
D. Đường thẳng DM không cắt (SBC).
C. MỘT SỐ ĐỀ THI HKI TOÁN 11 THAM KHẢO

Spread the love
Rate this post

Bài viết liên quan:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*