Bài viết hướng dẫn giải các bài tập trong phần câu hỏi và bài tập và phần luyện tập của sách giáo khoa Giải tích 12 cơ bản: Ứng dụng của tích phân trong hình học.CÂU HỎI VÀ BÀI TẬPBài 1. Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường:
a) $y = {x^2}$, $y = x + 2.$
b) $y = |ln x|$, $y = 1.$
c) $y = {(x – 6)^2}$, $y = 6x – {x^2}.$Lời giải:
a) Xét phương trình:
${x^2} = x + 2$ $ Leftrightarrow {x^2} – x – 2 = 0$ $ Leftrightarrow x = – 1$, $x = 2.$Diện tích hình phẳng giới hạn bởi đường cong $y = {x^2}$ và đường thẳng $y = x + 2$ là:
$S = int_{ – 1}^2 {left| {{x^2} – (x + 2)} right|dx} $ $ = int_{ – 1}^2 {left| {{x^2} – x – 2} right|dx} .$
Vì ${x^2} – x – 2 le 0$ khi $ – 1 le x le 2.$
Nên: $S = – int_{ – 1}^2 {left( {{x^2} – x – 2} right)dx} $ $ = left. {left( { – frac{{{x^3}}}{3} + frac{{{x^2}}}{2} + 2x} right)} right|_{ – 1}^2$ $ = left( { – frac{8}{3} + 2 + 4} right) – left( {frac{1}{3} + frac{1}{2} – 2} right)$ $ = frac{9}{2}.$
Vậy $S = frac{9}{2}$ (đvdt).
b) Xét phương trình: $|ln x| = 1$ $ Leftrightarrow x = e$, $x = frac{1}{e}.$
Do đó diện tích cần tìm là: $S = int_{frac{1}{e}}^e {left| {left| {ln x} right| – 1} right|dx} .$
Ta có: $|ln x| = left{ {begin{array}{*{20}{l}}
{ln x:{rm{ nếu }}:x ge 1}\
{ – ln x:{rm{ nếu }}:0 < x le 1}
end{array}} right..$
Do đó:
$S = int_{frac{1}{e}}^e {left| {left| {ln x} right| – 1} right|dx} $ $ = int_{frac{1}{e}}^1 | ln x – 1|dx + int_1^e | – ln x – 1|dx$ $ = int_{frac{1}{e}}^1 {(1 – ln x)dx} + int_1^e {(ln x + 1)dx} $ (vì $ln x – 1 < 0$, $forall x in left[ {frac{1}{e};1} right]$ và $ – ln x – 1 < 0$, $forall x in [1;e]$).
$ Rightarrow S$ $ = int_{frac{1}{e}}^1 d x – int_{frac{1}{e}}^1 {ln xdx} + int_1^e {ln xdx} + int_1^e d x$ $ = left. x right|_{frac{1}{e}}^1 + left. x right|_1^e – int_{frac{1}{e}}^1 {ln xdx} + int_1^e {ln xdx} .$
$ = 1 – frac{1}{e} + e – 1$ $ – int_{frac{1}{e}}^1 {ln xdx} + int_1^e {ln xdx} $ $ = e – frac{1}{e}$ $ – left. {xln x} right|_{frac{1}{e}}^1 + int_{frac{1}{e}}^1 {dx} $ $ + left. {xln x} right|_1^e – int_1^e {dx} .$
$ = e – frac{1}{e} – frac{1}{e} + 1 – frac{1}{e} + e – e + 1$ $ = e – frac{3}{e} + 2$ (đvdt).
c) Xét phương trình:
${(x – 6)^2} = 6x – {x^2}$ $ Leftrightarrow 2{x^2} – 18x + 36 = 0$ $ Leftrightarrow x = 3$, $x = 6.$
Do đó diện tích cần tìm là:
$S = int_3^6 {left| {{{(x – 6)}^2} – left( {6x – {x^2}} right)} right|dx} $ $ = int_3^6 {left| {2{x^2} – 18x + 36} right|dx} $ $ = – 2int_3^6 {left( {{x^2} – 9x + 18} right)dx} $ (vì $2{x^2} – 18x + 36 le 0$ khi $3 le x le 6$).
$ = – left. {2left( {frac{{{x^3}}}{3} – frac{9}{2}{x^2} + 18x} right)} right|_3^6$ $ = – 2left( {18 – frac{{45}}{2}} right) = 9$ (đvdt).Bài 2. Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường $y = {x^2} + 1$, tiếp tuyến với đường này tại điểm $M(2;5)$ và trục $Oy.$Lời giải:Ta lập phương trình tiếp tuyến với $y = {x^2} + 1$ tại $M$ ta có $y’ = 2x$ $ Rightarrow y'(2) = 4.$ Do đó phương trình tiếp tuyến với $y = {x^2} + 1$ tại $M(2;5)$ có phương trình là: $y = 4x – 3.$
Vậy diện tích cần tìm là: $S = int_0^2 {left[ {{x^2} + 1 – (4x – 3)} right]dx} .$
$ = int_0^2 {left( {{x^2} – 4x + 4} right)dx} $ $ = left. {left( {frac{1}{3}{x^3} – 2{x^2} + 4x} right)} right|_0^2$ $ = frac{8}{3} – 8 + 8 = frac{8}{3}$ (đvdt).Bài 3. Parabol $y = frac{{{x^2}}}{2}$ chia hình tròn có tâm tại gốc tọa độ bán kính $2sqrt 2 $ thành hai phần. Tìm tỉ số diện tích của chúng.Lời giải:Từ hình vẽ ta có:
${S_1} = 2int_0^2 {left( {sqrt {8 – {x^2}} – frac{{{x^2}}}{2}} right)dx} .$
$ = 2int_0^2 {sqrt {8 – {x^2}} } dx – int_0^2 {{x^2}} dx.$
$ = 2int_0^2 {sqrt {8 – {x^2}} } dx – left. {frac{{{x^3}}}{3}} right|_0^2$ $ = 2int_0^2 {sqrt {8 – {x^2}} } dx – frac{8}{3}.$
Đặt $x = 2sqrt 2 sin t$ $ Rightarrow dx = 2sqrt 2 cos tdt.$
Khi $x = 0$ thì $t = 0$; khi $x = 2$ thì $t = frac{pi }{4}.$
$ Rightarrow 2int_0^2 {sqrt {8 – {x^2}} } dx$ $ = 4sqrt 2 int_0^{frac{pi }{4}} {sqrt {8 – 8{{sin }^2}t} } .cos tdt$ $ = 16int_0^{frac{pi }{4}} {{{cos }^2}tdt} $ $ = 8int_0^{frac{pi }{4}} {(1 + cos 2t)dt} $ $ = 2pi + 4.$
$ Rightarrow {S_1} = 2pi + 4 – frac{8}{3}$ $ = frac{{6pi + 4}}{3}.$
Gọi $S$ là diện tích hình tròn tâm $O$ bán kính $R = 2sqrt 2 $ ta có $S = 8pi .$
Từ đó suy ra ${S_2} = S – {S_1}$ $ = 8pi – frac{{6pi + 4}}{3}$ $ = frac{{18pi – 4}}{3}.$
Vậy $frac{{{S_2}}}{{{S_1}}} = frac{{18pi – 4}}{{6pi + 4}} = frac{{9pi – 2}}{{3pi + 2}}.$Bài 4. Tính thể tích khối tròn xoay do hình phẳng giới hạn bởi các đường sau quay quanh $Ox:$
a) $y = 1 – {x^2}$; $y = 0.$
b) $y = cos x$; $y = 0$; $x = 0$; $x = pi .$
c) $y = tan x$; $y = 0$; $x = 0$; $x = frac{pi }{4}.$Lời giải:
a) Xét phương trình: $1 – {x^2} = 0$ $ Leftrightarrow x = 1$, $x = – 1.$
Áp dụng công thức, ta có thể tích cần tìm là:
$V = pi int_{ – 1}^1 {{{left( {1 – {x^2}} right)}^2}} dx$ $ = pi int_{ – 1}^1 {left( {1 – 2{x^2} + {x^4}} right)dx} .$
$ = left. {pi left( {x – frac{2}{3}{x^3} + frac{{{x^5}}}{5}} right)} right|_{ – 1}^1$ $ = pi left[ {left( {1 – frac{2}{3} + frac{1}{5}} right) – left( { – 1 + frac{2}{3} – frac{1}{5}} right)} right]$ $ = pi left( {2 – frac{4}{3} + frac{2}{5}} right)$ $ = frac{{16pi }}{{15}}.$
b) Áp dụng công thức, ta có:
$V = pi int_0^pi {{{cos }^2}xdx} $ $ = pi int_0^pi {frac{{1 + cos 2x}}{2}dx} $ $ = frac{pi }{2}int_0^pi d x + frac{pi }{4}int_0^pi {cos 2xd2x} $ $ = left. {frac{pi }{2}x} right|_0^pi + left. {frac{pi }{4}sin 2x} right|_0^pi $ $ = frac{{{pi ^2}}}{2}.$
c) Áp dụng công thức, ta có:
$V = pi int_0^{frac{pi }{4}} {{{tan }^2}xdx} $ $ = pi int_0^{frac{pi }{4}} {left( {frac{1}{{{{cos }^2}x}} – 1} right)dx} $ $ = pi int_0^{frac{pi }{4}} {frac{{dx}}{{{{cos }^2}x}}} – pi int_0^{frac{pi }{4}} {dx} .$
$ = left. {pi tan x} right|_0^{frac{pi }{4}} – left. {pi x} right|_0^{frac{pi }{4}}$ $ = pi – frac{{{pi ^2}}}{4}$ $ = pi left( {1 – frac{pi }{4}} right).$Bài 5. Cho tam giác vuông $OPM$ có cạnh $OP$ nằm trên $Ox.$ Đặt $widehat {POM} = alpha $, $OM = R$ (${0 le alpha le frac{pi }{3}}$, $R > 0$). Gọi $V$ là khối tròn xoay thu được khi quay tam giác đó xung quanh trục $Ox.$
a) Tính thể tích của $V$ theo $alpha $ và $R.$
b) Tìm $alpha $ sao cho thể tích của $V$ lớn nhất.Lời giải:a) Ta có: $OP = Rcos alpha $, $PM = Rsin alpha .$
Suy ra diện tích đáy $B$ của khối tròn xoay $V$ là: $B = pi P{M^2} = pi {R^2}{sin ^2}alpha .$
Theo công thức, ta có thể tích của khối tròn xoay $V$ là:
$V = frac{1}{3}B.OP$ $ = frac{1}{3}.R.cos alpha .pi .{R^2}{sin ^2}alpha $ $ = frac{1}{3}pi {R^3}cos alpha .{sin ^2}alpha $ $ = frac{1}{3}pi {R^3}left( {cos alpha – {{cos }^3}alpha } right)$ với $0 le alpha le frac{pi }{3}.$
b) Ta có $V$ lớn nhất $ Leftrightarrow cos alpha – {cos ^3}alpha $ lớn nhất.
Xét hàm số $f(t) = t – {t^3}$ $(t = cos alpha ).$
Khi $alpha in left( {0;frac{pi }{3}} right)$ thì $t in left( {frac{1}{2};1} right).$
Ta có: $f'(t) = 1 – 3{t^2} = 0$ $ Leftrightarrow t = frac{1}{{sqrt 3 }}$ $left( {frac{1}{2} < t < 1} right).$
Ta có bảng biến thiên:Suy ra $f(t)$ lớn nhất bằng $frac{2}{{3sqrt 3 }}$ khi $t = frac{1}{{sqrt 3 }}.$
Hay $cos alpha – {cos ^3}alpha $ lớn nhất: $frac{2}{{3sqrt 3 }}$ đạt được khi $cos alpha = frac{1}{{sqrt 3 }}.$
Vậy ${V_{max {rm{ }}}} = frac{{2pi sqrt 3 }}{{27}}{R^3}$ khi $cos alpha = frac{1}{{sqrt 3 }}.$
Giải bài tập SGK Giải tích 12 cơ bản: Ứng dụng của tích phân trong hình học
Bạn đang xem Giải bài tập SGK Giải tích 12 cơ bản: Ứng dụng của tích phân trong hình học. Cập nhật thêm đề thi thử, đề kiểm tra toán, học toán tại Toanpdf.com
Để lại một phản hồi