Tài liệu gồm 8 trang trình bày công thức giải các bài toán lãi suất ngân hàng kèm theo các ví dụ mẫu có lời giải chi tiết.+ Lãi đơn: Lãi được tính theo tỉ lệ phần trăm trong một khoảng thời gian cố định trước.
Ví dụ : Khi ta gửi tiết kiệm 50 (triệu đồng) vào một ngân hàng với lãi suất 6,9% /năm thì sau một năm ta nhận được số tiền lãi là:
50 * 6,9% = 3,45 (triệu đồng)
– Số tiền lãi này như nhau được cộng vào hàng năm. Kiểu tính lãi này được gọi là lãi đơn.
– Sau hai năm số tiền cả gốc lẫn lãi là:
50 + 2 * 3,45 = 56,9 (triệu đồng)
– Sau n năm số tiền cả gốc lẫn lãi là:
50 + n * 3,45 (triệu đồng)
[ads]
+ Lãi kép: Sau một đơn vị thời gian (kỳ hạn), tiền lãi được gộp vào vốn và được tính lãi. Loại lãi này được gọi là lãi kép.
Ví dụ: Khi gửi tiết kiệm 50 (triệu đồng) vào một ngân hàng với lãi suất 6,9%/năm thì sau một năm, ta nhận được số tiền cả gốc lẫn lãi là :
50 + 3,45 = 53,45 (triệu đồng)
– Toàn bộ số tiền này được gọi là gốc.
– Tổng số tiền cuối năm thứ hai là:
53,45 + 53,45 * 6,9% = 53,45 * (1 + 6,9%) (triệu đồng)
Một số bài toán cơ bản về tính lãi suất ngân hàng – Hoàng Tiến Trung
Bạn đang xem Một số bài toán cơ bản về tính lãi suất ngân hàng – Hoàng Tiến Trung.
Cập nhật thêm đề thi thử, đề kiểm tra toán, học toán tại Toanpdf.com
Bài toán GTLN - GTNN biểu thức mũ - lôgarit nhiều biến số
Chuyên đề phương trình mũ và logarit - Nguyễn Thành Long
Một số bài toán phương trình logarit khác cơ số - Huỳnh Đức Khánh - Đại học Quy Nhơn
Tài liệu tự học chuyên đề hàm số lũy thừa - mũ - logarit - Lê Minh Cường
Chuyên đề hàm số Mũ và Logarit - Bùi Quỹ
Tài liệu chuyên đề phương trình mũ và phương trình lôgarit
Hệ thống bài tập trắc nghiệm vận dụng cao, phân loại hàm số mũ, logarit
Các dạng toán bất phương trình mũ và bất phương trình logarit thường gặp
Be the first to comment