Phân tích và bình luận đề tham khảo THPTQG 2020 môn Toán

Bạn đang xem Phân tích và bình luận đề tham khảo THPTQG 2020 môn Toán. Cập nhật thêm đề thi thử, đề kiểm tra toán, học toán tại Toanpdf.com
Phân tích và bình luận đề tham khảo THPTQG 2020 môn Toán
Phân tích và bình luận đề tham khảo THPTQG 2020 môn Toán

TOANPDF.COM giới thiệu đến quý thầy, cô giáo cùng các em học sinh tài liệu phân tích và bình luận đề tham khảo THPTQG 2020 môn Toán do thầy giáo Nguyễn Xuân Chung biên soạn. Tài liệu gồm có 13 trang trình bày cùng với những phân tích và bình luận của tác giả trong quá trình đi tìm lời giải cho các bài toán, từ đó giúp học sinh hiểu được cách tiếp cận và giải quyết các dạng toán trong đề thi. Thông qua cách nhìn tổng thể toàn bài, tác giả định hướng được một số nội dung kiến thức chương trình và những kỹ năng cần thiết để ôn tập và rèn luyện cho học sinh, từ đó các thầy cô có thể tự ra đề cho các em học sinh luyện tập.
Theo nhận định của tác giả: Số câu VDC hơi nhiều so với phần VD, ta có thể điều chỉnh 1 câu VDC ở phần và 1 câu VDC phần sang phần VD thì khi đó cân đối được ma trận đề; hoặc là chủ đề Hàm số 12 câu thêm vào VD khai triển Newton, chủ đề Mũ và Logarit là 7 câu thêm vào VD , khi đó có nghĩa là phân loại học sinh Khá – Giỏi thì chiếm khoảng 2,0 điểm là hợp lý.
[ads]
Trích dẫn một số phân tích và lời bình trong tài liệu phân tích và bình luận đề tham khảo THPTQG 2020 môn Toán:
+ HS biết đặt ẩn phụ và chuyển từ phương trình logarit về phương trình đa thức. Từ đó biện luận số nghiệm của phương trình thỏa mãn YCBT. Ở đây để giảm nhẹ thì ta có thể đưa về trường hợp đặc biệt của phương trình hoặc là khảo sát hàm số đơn giản và suy ra kết quả tương đối dễ dàng. Tuy nhiên cũng yêu cầu HS nắm chắc các kiến thức về hàm số mũ hay logarit. Ngoài ra ta có thể ra các bài toán phương trình mũ chứa tham số.
+ HS biết từ các điểm cắt của hai đồ thị suy ra công thức tính diện tích hình phẳng qua một bước suy luận và tính toán đơn giản, qua đó HS hiểu được ứng dụng đơn giản của tích phân trong hình học. Như thế ta có thể thay các đồ thị khác hay như đường thẳng và Parabol thì có bài toán mới.
+ Ta có thể ra câu hỏi về hàm số bậc ba: Mục tiêu là: Đồ thị này của hàm loại nào? (Trong ba loại cơ bản) Hệ số a dương hay âm? Có thể không cần dùng đạo hàm hoặc dùng thêm đạo hàm ở mức thấp – Không quá cồng kềnh – Tức là tìm thêm điểm tiếp xúc, điểm cắt.

Spread the love
Rate this post

Bài viết liên quan:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*