Bài viết hướng dẫn nhận dạng và cách giải hệ phương trình đối xứng loại 2 cùng các bài toán có liên quan đến hệ phương trình đối xứng loại 2.I. LÝ THUYẾT CẦN NẮM
1. Định nghĩa: Hệ phương trình đối xứng loại 2 là hệ phương trình có dạng: $left{ begin{array}{l}
fleft( {x;y} right) = a\
fleft( {y;x} right) = a
end{array} right.$ $(*).$
2. Cách giải hệ phương trình đối xứng loại 2:
Trừ hai phương trình của hệ cho nhau ta được: $fleft( {x;y} right) – fleft( {y;x} right) = 0$ $ Leftrightarrow left( {x – y} right)gleft( {x;y} right) = 0$ $ Leftrightarrow left[ begin{array}{l}
x = y\
gleft( {x;y} right) = 0
end{array} right.$
3. Chú ý:
+ Nếu hệ phương trình $(*)$ có nghiệm $left( {{x}_{0}};{{y}_{0}} right)$ thì $left( {{y}_{0}};{{x}_{0}} right)$ cũng là nghiệm của hệ phương trình $(*)$. Từ đó suy ra, nếu hệ phương trình $(*)$ có nghiệm duy nhất thì điều kiện cần là ${{x}_{0}}={{y}_{0}}.$
+ $fleft( {x;y} right) + fleft( {y;x} right) = 2a$ là một phương trình đối xứng.II. VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1. Giải các hệ phương trình sau:
1. $left{ begin{array}{l}
{x^2} = 3x + 2y\
{y^2} = 3y + 2x
end{array} right.$
2. $left{ begin{array}{l}
{x^3} + 1 = 2y\
{y^3} + 1 = 2x
end{array} right.$1. Trừ vế với vế hai phương trình của hệ, ta được:
${x^2} – {y^2} = x – y$ $ Leftrightarrow left( {x – y} right)left( {x + y – 1} right) = 0$ $ Leftrightarrow left[ begin{array}{l}
x = y\
x = 1 – y
end{array} right.$
+ Với $x = y Rightarrow {x^2} = 3x$ $ Leftrightarrow x = 0,x = 3.$
+ Với $x = 1 – y$ $ Rightarrow {y^2} = 3y + 2left( {1 – y} right)$ $ Leftrightarrow {y^2} – y – 2 = 0$ $ Leftrightarrow left[ begin{array}{l}
y = – 1 Rightarrow x = 2\
y = 2 Rightarrow x = – 1
end{array} right.$
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm: $left( {x;y} right) = left( {0;0} right),left( {3;3} right)$, $left( { – 1;2} right),left( {2; – 1} right).$
2. Trừ hai phương trình của hệ, ta được:
${x^3} – {y^3} = 2left( {y – x} right)$ $ Leftrightarrow left( {x – y} right)left( {{x^2} + xy + {y^2} + 2} right) = 0$ $ Leftrightarrow x = y$ (do ${x^2} + xy + {y^2} + 2 > 0$, $forall x,y$).
Thay vào hệ phương trình, ta được:
${x^3} + 1 = 2x$ $ Leftrightarrow left( {x – 1} right)left( {{x^2} + x – 1} right) = 0$ $ Leftrightarrow x = 1$, $x = frac{{ – 1 pm sqrt 5 }}{2}.$
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm: $left[ begin{array}{l}
x = y = 1\
x = y = frac{{ – 1 pm sqrt 5 }}{2}
end{array} right.$Ví dụ 2. Giải các hệ phương trình sau:
1. $left{ begin{array}{l}
frac{3}{{{x^2}}} = 2x + y\
frac{3}{{{y^2}}} = 2y + x
end{array} right.$
2. $left{ begin{array}{l}
sqrt {x + 9} + sqrt {y – 7} = 8\
sqrt {y + 9} + sqrt {x – 7} = 8
end{array} right.$1. Điều kiện: $x,y ne 0.$
Hệ phương trình $ Leftrightarrow left{ begin{array}{l}
2{x^3} + {x^2}y = 3\
2{y^3} + {y^2}x = 3
end{array} right.$ $ Rightarrow 2left( {{x^3} – {y^3}} right) + xyleft( {x – y} right) = 0$ $ Leftrightarrow left( {x – y} right)left( {2{x^2} + 3xy + 2{y^2}} right) = 0$ $ Leftrightarrow x = y$ (do $2{x^2} + 3xy + 2{y^2}$ $ = 2{left( {x + frac{3}{4}y} right)^2} + frac{7}{8}{y^2} > 0$).
Thay vào hệ phương trình, ta được: $3{x^3} = 3$ $ Leftrightarrow x = 1 = y.$
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm $x=y=1.$
2. Điều kiện: $x,y ge 7.$
Trừ hai phương trình của hệ, ta được:
$sqrt {x + 9} + sqrt {y – 7} $ $ = sqrt {y + 9} + sqrt {x – 7} $ $ Leftrightarrow sqrt {left( {x + 9} right)left( {y – 7} right)} $ $ = sqrt {left( {y + 9} right)left( {x – 7} right)} $ $ Leftrightarrow x = y.$
Thay vào hệ phương trình, ta được:
$sqrt {x + 9} + sqrt {x – 7} = 8$ $ Leftrightarrow left{ begin{array}{l}
sqrt {x + 9} + sqrt {x – 7} = 8\
sqrt {x + 9} – sqrt {x – 7} = 2
end{array} right.$ $ Leftrightarrow left{ begin{array}{l}
sqrt {x + 9} = 5\
sqrt {x – 7} = 3
end{array} right.$ $ Leftrightarrow x = 16.$
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm: $x=y=16.$Ví dụ 3. Giải các hệ phương trình sau:
1. $left{ begin{array}{l}
sqrt x + sqrt {2 – y} = 2\
sqrt y + sqrt {2 – x} = 2
end{array} right.$
2. $left{ begin{array}{l}
sqrt {5x + 1} + sqrt {12 – y} = 7\
sqrt {5y + 1} + sqrt {12 – x} = 7
end{array} right.$1. Điều kiện: $0 le x,y le 2.$
Trừ hai phương trình của hệ, ta được:
$sqrt x – sqrt {2 – x} $ $ = sqrt y – sqrt {2 – y} $ $left( * right).$
Do hàm số $fleft( t right) = sqrt t + sqrt {2 – t} $ là một hàm liên tục và đồng biến trên $(0;2).$
Nên $left( * right) Leftrightarrow f(x) = f(y)$ $ Leftrightarrow x = y.$
Thay vào hệ phương trình, ta có:
$sqrt x + sqrt {2 – x} = 2$ $ Leftrightarrow sqrt {xleft( {2 – x} right)} = 1$ $ Leftrightarrow x = 1.$
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm: $x=y=1.$
2. Điều kiện: $left{ begin{array}{l}
– frac{1}{5} le x le 12\
– frac{1}{5} le y le 12
end{array} right.$
Trừ hai phương trình của hệ, ta được:
$sqrt {5x + 1} – sqrt {12 – x} $ $ = sqrt {5y + 1} – sqrt {12 – y} $ $(*).$
Xét hàm số: $fleft( t right) = sqrt {5t + 1} – sqrt {12 – t} $, $t in left[ { – frac{1}{5};12} right]$, ta có:
$f’left( x right) = frac{5}{{2sqrt {5t + 1} }} + frac{1}{{2sqrt {12 – t} }} > 0$, $forall t in left( { – frac{1}{5};12} right).$
Suy ra: $left( * right) Leftrightarrow fleft( x right) = fleft( y right)$ $ Leftrightarrow x = y.$
Thay $x=y$ vào hệ phương trình, ta được:
$sqrt {5x + 1} + sqrt {12 – x} = 7$ $ Leftrightarrow 4x + 13$ $ + 2sqrt {left( {5x + 1} right)left( {12 – x} right)} = 49$ $ Leftrightarrow sqrt { – 5{x^2} + 59x + 12} = 18 – 2x$ $ Leftrightarrow left{ begin{array}{l}
x le 9\
9{x^2} – 131x + 312 = 0
end{array} right.$ $ Leftrightarrow x = 3.$
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm $x=y=3.$
[ads]
Ví dụ 4. Giải các hệ phương trình sau:
1. $left{ begin{array}{l}
{x^3} = 2x + y\
{y^3} = 2y + x
end{array} right.$
2. $left{ begin{array}{l}
left( {x – 1} right)left( {{y^2} + 6} right) = yleft( {{x^2} + 1} right)\
left( {y – 1} right)left( {{x^2} + 6} right) = xleft( {{y^2} + 1} right)
end{array} right.$1. Trừ hai phương trình của hệ, ta được:
${x^3} – {y^3} = x – y$ $ Leftrightarrow left( {x – y} right)left( {{x^2} + xy + {y^2} – 1} right) = 0$ $ Leftrightarrow left[ begin{array}{l}
x = y\
{x^2} + xy + {y^2} – 1 = 0
end{array} right.$
+ Với $x=y$, thay vào hệ phương trình, ta được: ${x^3} = 3x$ $ Leftrightarrow x = 0$, $x = pm sqrt 3 .$
+ Với ${x^2} + xy + {y^2} = 1$ $left( 1 right)$, cộng hai phương trình của hệ phương trình, ta có: ${x^3} + {y^3} – 3left( {x + y} right) = 0$ $left( 2 right).$
Từ $(1)$ và $(2)$, ta có hệ phương trình: $left{ begin{array}{l}
{x^2} + xy + {y^2} – 1 = 0\
{x^3} + {y^3} – 3left( {x + y} right) = 0
end{array} right.$
Đặt $S=x+y$, $P=xy$, ta có: $left{ begin{array}{l}
{S^2} – P – 1 = 0\
{S^3} – 3SP – 3S = 0
end{array} right.$ $ Leftrightarrow left{ begin{array}{l}
P = {S^2} – 1\
{S^3} – 3Sleft( {{S^2} – 1} right) – 3S = 0
end{array} right.$ $ Leftrightarrow left{ begin{array}{l}
S = 0\
P = – 1
end{array} right.$
$ Leftrightarrow left{ begin{array}{l}
x = 1\
y = – 1
end{array} right.$ hoặc $left{ begin{array}{l}
x = – 1\
y = 1
end{array} right.$
Vậy hệ phương trình đã cho có các nghiệm: $left{ begin{array}{l}
x = 0\
y = 0
end{array} right.$, $left{ begin{array}{l}
x = – 1\
y = 1
end{array} right.$, $left{ begin{array}{l}
x = 1\
y = – 1
end{array} right.$, $left{ begin{array}{l}
x = sqrt 3 \
y = sqrt 3
end{array} right.$, $left{ begin{array}{l}
x = – sqrt 3 \
y = – sqrt 3
end{array} right.$
2. Hệ phương trình $ Leftrightarrow left{ begin{array}{l}
x{y^2} + 6x – {y^2} – 6 = y{x^2} + y\
y{x^2} + 6y – {x^2} – 6 = x{y^2} + x
end{array} right.$
Trừ vế theo vế hai phương trình của hệ, ta được:
$2xyleft( {y – x} right) + 7left( {x – y} right)$ $ + left( {x – y} right)left( {x + y} right) = 0$ $ Leftrightarrow left( {x – y} right)left( {x + y – 2xy + 7} right) = 0$ $ Leftrightarrow left[ begin{array}{l}
x = y\
x + y – 2xy + 7 = 0
end{array} right.$
+ Với $x=y$, thay vào hệ phương trình, ta được: ${x^2} – 5x + 6 = 0$ $ Leftrightarrow left[ begin{array}{l}
x = y = 2\
x = y = 3
end{array} right.$
+ Với $x+y-2xy+7=0$ $(1)$, cộng hai phương trình của hệ đã cho, ta được: ${x^2} + {y^2} – 5x – 5y + 12 = 0$ $left( 2 right).$
Từ $(1)$ và $(2)$ ta có hệ phương trình: $left{ begin{array}{l}
x + y – 2xy + 7 = 0\
{x^2} + {y^2} – 5x – 5y + 12 = 0
end{array} right.$
Đặt $S=x+y$, $P=xy$, ta có hệ phương trình:
$left{ begin{array}{l}
S – 2P + 7 = 0\
{S^2} – 5S – 2P + 12 = 0
end{array} right.$ $ Leftrightarrow left{ begin{array}{l}
P = frac{{S + 7}}{2}\
{S^2} – 6S + 5 = 0
end{array} right.$ $ Leftrightarrow left{ begin{array}{l}
S = 1\
P = 4
end{array} right.$ hoặc $left{ begin{array}{l}
S = 5\
P = 6
end{array} right.$
+ Với $left{ begin{array}{l}
S = 1\
P = 4
end{array} right.$, ta thấy hệ vô nghiệm.
+ Với $left{ begin{array}{l}
S = 5\
P = 6
end{array} right.$, ta có: $left{ begin{array}{l}
x = 2\
y = 3
end{array} right.$ hoặc $left{ begin{array}{l}
x = 3\
y = 2
end{array} right.$
Vậy nghiệm của hệ phương trình đã cho là: $left( {x;y} right) = left( {2;2} right),left( {3;3} right)$, $left( {2;3} right),left( {3;2} right).$Ví dụ 5. Tìm $m$ để hệ phương trình sau có nghiệm: $left{ begin{array}{l}
2x + sqrt {y – 1} = m\
2y + sqrt {x – 1} = m
end{array} right.$Điều kiện: $x,y ge 1$. Đặt $a = sqrt {x – 1} $, $b = sqrt {y – 1} $ $ Rightarrow a,b ge 0$, ta có:
$left{ begin{array}{l}
2{a^2} + b = m – 2\
2{b^2} + a = m – 2
end{array} right.$ $ Rightarrow 2left( {a – b} right)left( {a + b} right)$ $ + b – a = 0$ $ Leftrightarrow left( {a – b} right)left( {2a + 2b – 1} right) = 0$ $ Leftrightarrow left[ begin{array}{l}
a = b\
a = frac{{1 – 2b}}{2}
end{array} right.$
+ Với $a = b$ $ Rightarrow 2{a^2} + a = m – 2$ $ Rightarrow $ Phương trình có nghiệm $a ge 0$ $ Leftrightarrow m – 2 ge 0$ $ Leftrightarrow m ge 2.$
+ Với $a = frac{{1 – 2b}}{2}$ $ Rightarrow left{ begin{array}{l}
0 le b le frac{1}{2}\
4{b^2} – 2b = 2m – 5
end{array} right.$, hệ phương trình có nghiệm $ Leftrightarrow – frac{1}{4} le 2m – 5 le 0$ $ Leftrightarrow frac{{19}}{8} le m le frac{5}{2}.$
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm khi và chỉ khi $m ge 2.$Ví dụ 6. Tìm $m$ để các hệ phương trình sau có nghiệm duy nhất:
1. $left{ begin{array}{l}
x = {y^2} – y + m\
y = {x^2} – x + m
end{array} right.$
2. $left{ begin{array}{l}
3{x^2} = {y^3} – 2{y^2} + my\
3{y^2} = {x^3} – 2{x^2} + mx
end{array} right.$1. Điều kiện cần: Giả sử hệ có nghiệm $left( {{x}_{0}};{{y}_{0}} right)$ thì $left( {{y}_{0}};{{x}_{0}} right)$ cũng là nghiệm của hệ nên để hệ có nghiệm duy nhất thì trước hết ${{x}_{0}}={{y}_{0}}.$
Thay vào hệ ta được: $x_0^2 – 2{x_0} + m = 0$, phương trình này có nghiệm duy nhất $ Leftrightarrow Delta’ = 1 – m = 0$ $ Leftrightarrow m = 1.$
Điều kiện đủ: Với $m = 1$ hệ trở thành:
$left{ begin{array}{l}
x = {y^2} – y + 1\
y = {x^2} – x + 1
end{array} right.$ $ Rightarrow {x^2} + {y^2} – 2x – 2y + 2 = 0$ $ Leftrightarrow {left( {x – 1} right)^2} + {left( {y – 1} right)^2} = 0$ $ Leftrightarrow x = y = 1$ (thử lại ta thấy thỏa mãn hệ).
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất khi và chỉ khi $m = 1.$
2. Điều kiện cần: Giả sử hệ có nghiệm $left( {{x}_{0}};{{y}_{0}} right)$ thì $left( {{y}_{0}};{{x}_{0}} right)$ cũng là nghiệm của hệ nên để hệ có nghiệm duy nhất thì trước hết ${{x}_{0}}={{y}_{0}}.$
Thay vào hệ ta được: $x_0^3 – 5x_0^2 + m{x_0} = 0$ $ Leftrightarrow left[ begin{array}{l}
{x_0} = 0\
x_0^2 – 5{x_0} + m = 0left( * right)
end{array} right.$
Để hệ phương trình có nghiệm duy nhất thì $(*)$ phải vô nghiệm hoặc có nghiệm kép $x = 0.$
$ Leftrightarrow left[ begin{array}{l}
Delta = 25 – 4m < 0\
left{ begin{array}{l}
Delta = 25 – 4m = 0\
5 = 0
end{array} right.
end{array} right.$ $ Leftrightarrow m > frac{{25}}{4}.$
Điều kiện đủ: Với $m > frac{{25}}{4}$, ta có:
$left[ begin{array}{l}
3{x^2} = yleft( {{y^2} – 2y + m} right) = yleft[ {{{left( {y – 1} right)}^2} + m – 1} right]\
3{y^2} = xleft( {{x^2} – 2x + m} right) = xleft[ {{{left( {x – 1} right)}^2} + m – 1} right]
end{array} right.$ $ Rightarrow x,y ge 0.$
Cộng hai phương trình của hệ với nhau, ta được:
$xleft( {{x^2} – 5x + m} right)$ $ + yleft( {{y^2} – 5y + m} right) = 0$ $ Leftrightarrow xleft[ {{{left( {x – frac{5}{2}} right)}^2} + m – frac{{25}}{4}} right]$ $ + yleft[ {{{left( {y – frac{5}{2}} right)}^2} + m – frac{{25}}{4}} right] = 0$ $ Leftrightarrow x = y = 0.$
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất khi và chỉ khi $m > frac{{25}}{4}.$Ví dụ 7. Chứng minh rằng hệ phương trình $left{ begin{array}{l}
2{x^2} = y + frac{{{a^2}}}{y}\
2{y^2} = x + frac{{{a^2}}}{x}
end{array} right.$ có nghiệm duy nhất với mọi $a ne 0.$Điều kiện: $x ne 0.$
Từ hai phương trình của hệ $ Rightarrow x,y > 0.$
Hệ phương trình $ Leftrightarrow left{ begin{array}{l}
2{x^2}y = {y^2} + {a^2}\
2{y^2}x = {x^2} + {a^2}
end{array} right.$ $ Rightarrow 2xyleft( {x – y} right) = {y^2} – {x^2}$ $ Leftrightarrow left( {x – y} right)left( {2xy + x + y} right) = 0$ $ Leftrightarrow x = y$ (do $x,y > 0$ $ Rightarrow 2xy + x + y > 0$).
Thay vào hệ phương trình, ta được: ${a^2} = 2{x^3} – {x^2} = fleft( x right)$ $(*).$
Xét hàm số: $fleft( x right) = 2{x^3} – {x^2}$ với $x>0.$
Ta có: $f’left( x right) = 2xleft( {3x – 1} right)$ $ Rightarrow f’left( x right) = 0$ $ Leftrightarrow x = frac{1}{3}.$
Mà $fleft( 0 right) = 0$, $fleft( {frac{1}{3}} right) = – frac{1}{{27}}$ và ${a^2} > 0$ nên phương trình $(*)$ chỉ có duy nhất một nghiệm.
Vậy hệ đã cho luôn có nghiệm duy nhất với mọi $a ne 0.$
Hệ phương trình đối xứng loại 2
Bạn đang xem Hệ phương trình đối xứng loại 2.
Cập nhật thêm đề thi thử, đề kiểm tra toán, học toán tại Toanpdf.com
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp đặt ẩn phụ đưa về hệ phương trình
Dấu của tam thức bậc hai
Mệnh đề và tính đúng sai của mệnh đề
Phương pháp giải toán hàm số bậc nhất
Ứng dụng của định lí Vi-ét
Viết phương trình tham số và phương trình chính tắc của đường thẳng (Oxy)
Các bài toán đếm liên quan đến hình học
Tích vô hướng của hai vectơ
Be the first to comment