Bài viết hướng dẫn phương pháp giải bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số lượng giác.Dạng toán 1. Tìm GTLN – GTNN của hàm số lượng giác sử dụng điều kiện $ – 1 le sin x le 1$, $ – 1 le cos x le 1.$
Bài toán 1: Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $A = sin x + sin left( {x + frac{{2pi }}{3}} right).$
A. $-1.$
B. $0.$
C. $-2.$
D. $frac{{sqrt 3 }}{2}.$Chọn A.
Ta có $A = sin x + sin left( {x + frac{{2pi }}{3}} right)$ $ = 2sin left( {x + frac{pi }{3}} right)cos frac{pi }{3}$ $ = sin left( {x + frac{pi }{3}} right).$
$ – 1 le sin left( {x + frac{pi }{3}} right) le 1$ $ Leftrightarrow – 1 le A le 1$, $forall x in R.$
Vậy $mathop {min }limits_{x in R} A = – 1$ khi $sin left( {x + frac{pi }{3}} right) = – 1$ $ Leftrightarrow x = – frac{{5pi }}{6} + k2pi $, $k in Z.$Bài toán 2: Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức $A = {sin ^4}x + {cos ^4}x.$
A. $1.$
B. $0.$
C. $2.$
D. $frac{1}{2}.$Chọn A.
Ta có $A = {sin ^4}x + {cos ^4}x$ $ = 1 – frac{1}{2}{sin ^2}2x.$
$0 le {sin ^2}2x le 1$ $ Leftrightarrow frac{1}{2} le 1 – frac{1}{2}{sin ^2}2x le 1$, $forall x in R.$
Vậy $mathop {max }limits_{x in R} A = 1$ khi ${sin ^2}x = 1$ $ Leftrightarrow cos x = 0$ $ Leftrightarrow x = frac{pi }{2} + kpi $, $k in Z.$Bài toán 3: Tập giá trị của hàm số $y = sin 2x + sqrt 3 cos 2x + 1$ là đoạn $[a;b].$ Tính tổng $T = a + b.$
A. $T = 1.$
B. $T = 2.$
C. $T = 0.$
D. $T = -1.$Chọn B.
Cách 1: $y = sin 2x + sqrt 3 cos 2x + 1$ $ Leftrightarrow sin 2x + sqrt 3 cos 2x = y – 1.$
Để phương trình trên có nghiệm thì ${1^2} + {(sqrt 3 )^2} ge {(y – 1)^2}$ $ Leftrightarrow {y^2} – 2y – 3 le 0$ $ Leftrightarrow – 1 le y le 3.$
Suy ra $y in [ – 1;3].$ Vậy $T = – 1 + 3 = 2.$
Cách 2: $y = sin 2x + sqrt 3 cos 2x + 1$ $ = 2sin left( {2x + frac{pi }{3}} right) + 1.$
Do $sin left( {2x + frac{pi }{3}} right) in [ – 1;1]$ nên $2sin left( {2x + frac{pi }{3}} right) + 1 in [ – 1;3].$
Vậy $ – 1 le y le 3.$
Ta thấy $y = – 1$ khi $sin left( {2x + frac{pi }{3}} right) = – 1$, $y = 3$ khi $sin left( {2x + frac{pi }{3}} right) = 1.$Bài toán 4: Hằng ngày, mực nước của con kênh lên xuống theo thủy triều. Độ sâu $h$(m) của mực nước trong kênh tính theo thời gian $t$(h) được cho bởi công thức $h = 3cos left( {frac{{pi t}}{6} + frac{pi }{3}} right) + 12.$ Khi nào mực nước của kênh là cao nhất với thời gian ngắn nhất?
A. $t = 22$(h).
B. $t = 15$(h).
C. $t = 14$(h).
D. $t = 10$(h).Chọn D.
Ta có: $ – 1 le cos left( {frac{pi }{6}t + frac{pi }{3}} right) le 1$ $ Leftrightarrow 9 le h le 15.$ Do đó mực nước cao nhất của kênh là $15$m đạt được khi $cos left( {frac{pi }{6}t + frac{pi }{3}} right) = 1$ $ Leftrightarrow frac{pi }{6}t + frac{pi }{3} = k2pi $ $ Leftrightarrow t = – 2 + 12k.$
Vì $t > 0$ $ Leftrightarrow – 2 + 12k > 0$ $ Leftrightarrow k > frac{1}{6}.$ Chọn số $k$ nguyên dương nhỏ nhất thoả $k > frac{1}{6}$ là $k = 1$ $ Rightarrow t = 10.$Bài toán 5: Gọi $M$ và $N$ lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số $y = – 1 + 2cos x[(2 – sqrt 3 )sin x + cos x]$ trên $R.$ Biểu thức $M + N + 2$ có giá trị bằng?
A. $0.$
B. $4sqrt {2 – sqrt 3 } .$
C. $2.$
D. $sqrt {2 + sqrt 3 } + 2.$Chọn C.
Ta có $y = – 1 + 2cos x[(2 – sqrt 3 )sin x + cos x]$ $ = – 1 + 2(2 – sqrt 3 )sin xcos x + 2{cos ^2}x.$
$ = (2 – sqrt 3 )sin 2x + left( {2{{cos }^2}x – 1} right)$ $ = (2 – sqrt 3 )sin 2x + cos 2x.$
$ = (sqrt 6 – sqrt 2 )left[ {frac{{sqrt 6 – sqrt 2 }}{4}sin 2x + frac{1}{{sqrt 6 – sqrt 2 }}cos 2x} right]$ $ = (sqrt 6 – sqrt 2 )sin (2x + alpha )$ với $frac{{sqrt 6 – sqrt 2 }}{4} = cos alpha $, $frac{1}{{sqrt 6 – sqrt 2 }} = sin alpha .$
Suy ra $ – sqrt 6 + sqrt 2 le y le sqrt 6 – sqrt 2 .$
Do đó $mathop {max }limits_R y = sqrt 6 – sqrt 2 = M$, $mathop {min }limits_R y = – sqrt 6 + sqrt 2 = N.$
Vậy $M + N + 2 = 2.$Bài toán 6: Số giờ có ánh sáng của một thành phố X ở vĩ độ ${40^0}$ bắc trong ngày thứ $t$ của một năm không nhuận được cho bởi hàm số: $d(t) = 3sin left[ {frac{pi }{{182}}(t – 80)} right] + 12$, $t in Z$ và $0 < t le 365.$ Vào ngày nào trong năm thì thành phố X có nhiều giờ ánh sáng nhất?
A. $262.$
B. $353.$
C. $80.$
D. $171.$Chọn D.
Ta có: $d(t) = 3sin left[ {frac{pi }{{182}}(t – 80)} right] + 12$ $ le 3 + 12 = 15.$
Dấu bằng xảy ra khi $sin left[ {frac{pi }{{182}}(t – 80)} right] = 1$ $ Leftrightarrow frac{pi }{{182}}(t – 80) = frac{pi }{2} + k2pi $ $(k in Z).$
$ Leftrightarrow t = 171 + 364k.$
Mặt khác $t in (0;365]$ nên $0 < 171 + 364k le 365$ $ Leftrightarrow – frac{{171}}{{364}} < k le frac{{194}}{{364}}.$
Mà $k in Z$ nên $k = 0.$
Vậy $t = 171.$Bài toán 7: Hàm số $y = 2cos 3x + 3sin 3x – 2$ có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên?
A. $7.$
B. $3.$
C. $5.$
D. $6.$Chọn A.
Tập xác định: $D = R.$
$y = 2cos 3x + 3sin 3x – 2$ $ = sqrt {13} left( {frac{2}{{sqrt {13} }}cos 3x + frac{3}{{sqrt {13} }}sin 3x} right) – 2.$
$ Leftrightarrow y = sqrt {13} sin left( {3x + arccos frac{3}{{sqrt {13} }}} right) – 2.$
Để hàm số $y$ có giá trị nguyên $ Leftrightarrow sqrt {13} sin left( {3x + arccos frac{3}{{sqrt {13} }}} right)$ nguyên.
$ Leftrightarrow sin left( {3x + arccos frac{3}{{sqrt {13} }}} right) = frac{n}{{sqrt {13} }}$ (với $n$ là một số nguyên).
Mà: $sin left( {3x + arccos frac{3}{{sqrt {13} }}} right) in [ – 1;1]$ $ Rightarrow – 1 le frac{n}{{sqrt {13} }} le 1$ $ Leftrightarrow – sqrt {13} le n le sqrt {13} .$
Mà: $n in Z$ $ Rightarrow n = { 0; pm 1; pm 2 pm 3} .$
$ Rightarrow y$ có $7$ giá trị nguyên.Bài toán 8: Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số sau $y = 2{sin ^2}x + {cos ^2}2x.$
A. $max y = 4$, $min y = frac{3}{4}.$
B. $max y = 3$, $min y = 2.$
C. $max y = 4$, $min y = 2.$
D. $max y = 3$, $min y = frac{3}{4}.$Chọn D.
Đặt $t = {sin ^2}x$, $0 le t le 1$ $ Rightarrow cos 2x = 1 – 2t.$
$ Rightarrow y = 2t + {(1 – 2t)^2}$ $ = 4{t^2} – 2t + 1$ $ = {left( {2t – frac{1}{2}} right)^2} + frac{3}{4}.$
Cách 1: Do $0 le t le 1$ $ Rightarrow – frac{1}{2} le 2t – frac{1}{2} le frac{3}{2}$ $ Rightarrow 0 le {left( {2t – frac{1}{2}} right)^2} le frac{9}{4}$ $ Rightarrow frac{3}{4} le y le 3.$
Cách 2: Có $y’ = 8t – 2$ $ Rightarrow y’ = 0$ $ Leftrightarrow t = frac{1}{4} in [0;1].$
Ta có: $y(0) = 1$, $yleft( {frac{1}{4}} right) = frac{3}{4}$, $y(1) = 3.$
Vậy:
$max y = 3$ đạt được khi $x = frac{pi }{2} + kpi .$
$min y = frac{3}{4}$ đạt được khi ${sin ^2}x = frac{1}{4}$ $ Leftrightarrow frac{{1 – cos 2x}}{2} = frac{1}{4}$ $ Leftrightarrow cos 2x = frac{1}{2}$ $ Leftrightarrow 2x = pm frac{pi }{3} + k2pi $ $ Leftrightarrow x = pm frac{pi }{6} + kpi .$Bài toán 9: Gọi $M$ và $m$ lần lượt là GTLN và GTNN của hàm số $y = {sin ^4}x + {cos ^4}x + sin 2x.$ Tổng $M + m$ là?
A. $frac{{ – 3}}{2}.$
B. $ – frac{1}{2}.$
C. $frac{3}{2}.$
D. $1.$Chọn D.
Ta có: $y = {sin ^4}x + {cos ^4}x + sin 2x$ $ = 1 – frac{1}{2}{sin ^2}2x + sin 2x$ $ = – frac{1}{2}{sin ^2}2x + sin 2x + 1.$
Đặt $t = sin 2x$ $( – 1 le t le 1).$
$y = – frac{1}{2}{t^2} + t + 1$ $( – 1 le t le 1)$ là parabol có đỉnh $Ileft( { – frac{b}{{2a}};yleft( {frac{{ – b}}{{2a}}} right)} right)$ $ Rightarrow Ileft( {1;frac{3}{2}} right)$ $ Rightarrow t = 1 in [ – 1;1].$
$y( – 1) = – frac{1}{2}$, $y(1) = frac{3}{2}.$
Suy ra $M = frac{3}{2}$, $m = frac{{ – 1}}{2}.$
Vậy $M + m = 1.$Dạng toán 2. Tìm GTLN – GTNN của hàm số lượng giác có dạng $y = asin x + bcos x + c.$
Bài toán 10: Cho hàm số $y = frac{{sin x – 2cos x}}{{sin x + cos x + 3}}.$ Gọi $m$, $M$ lần lượt là giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của hàm số đã cho. Tính $7m – 5M$ bằng?
A. $10.$
B. $1.$
C. $0.$
D. $-10.$Chọn D.
Tập xác định: $D = R.$
Ta có: $y = frac{{sin x – 2cos x}}{{sin x + cos x + 3}}$ $ Leftrightarrow (1 – y)sin x – (y + 2)cos x = 3y.$
Phương trình trên có nghiệm $ Leftrightarrow {(1 – y)^2} + {(y + 2)^2} ge 9{y^2}.$
$ Leftrightarrow 7{y^2} – 2y – 5 le 0$ $ Leftrightarrow – frac{5}{7} le y le 1$ $ Rightarrow m = – frac{5}{7}$, $M = 1.$
Vậy $7m – 5M = – 5 – 5 = – 10.$Bài toán 11: Hàm số $y = frac{{3sin 4x – 4left( {{{sin }^4}x + {{cos }^4}x} right)}}{{2{{cos }^2}2x – sin 4x + 2}}$ có giá trị lớn nhất $M$ và giá trị nhỏ nhất $m.$ Khi đó tổng $M + m$ bằng?
A. $0.$
B. $ – frac{5}{7}.$
C. $ – frac{{10}}{7}.$
D. $frac{3}{7}.$Chọn C.
Tập xác định: $D = R.$
Ta có: $3sin 4x – 4left( {{{sin }^4}x + {{cos }^4}x} right)$ $ = 3sin 4x – 4left( {1 – 2{{sin }^2}x{{cos }^2}x} right)$ $ = 2{sin ^2}2x + 3sin 4x – 4$ $ = 3sin 4x – cos 4x – 3.$
Xét mẫu thực: $2{cos ^2}2x – sin 4x + 2$ $ = cos 4x – sin 4x + 3.$
Suy ra $y = frac{{3sin 4x – 4left( {{{sin }^4}x + {{cos }^4}x} right)}}{{2{{cos }^2}2x – sin 4x + 2}}$ $ = frac{{3sin 4x – cos 4x – 3}}{{cos 4x – sin 4x + 3}}.$
$ Leftrightarrow (3 + y)sin x – (y + 1)cos x = 3y + 3.$
Phương trình trên có nghiệm $ Leftrightarrow {(3 + y)^2} + {(y + 1)^2} ge {(3y + 3)^2}.$
$ Leftrightarrow 7{y^2} + 10y – 1 le 0$ $ Leftrightarrow frac{{ – 5 – 4sqrt 2 }}{7} le y le frac{{ – 5 + 4sqrt 2 }}{7}$ $ Rightarrow m + M = – frac{{10}}{7}.$Bài toán 12: Giá trị lớn nhất $M$, giá trị nhỏ nhất $m$ của hàm số $y = 2{cos ^2}x – 2sqrt 3 sin xcos x + 1$ là?
A. $M = 4$, $m = 0.$
B. $M = 3$, $m = 0.$
C. $M = 3$, $m = 1.$
D. $M = 4$, $m = 1.$Chọn A.
Tập xác định: $D = R.$
Ta có: $y = 2{cos ^2}x – 2sqrt 3 sin xcos x + 1$ $ = cos 2x – sqrt 3 sin 2x + 2$ $ = 2left( {frac{1}{2}cos 2x – frac{{sqrt 3 }}{2}sin 2x} right) + 2$ $ = 2cos left( {2x + frac{pi }{3}} right) + 2.$
Mặt khác $0 le 2cos left( {2x + frac{pi }{3}} right) + 2 le 4$, $forall x in R$ $ Leftrightarrow 0 le y le 4$, $forall x in R.$
Vậy:
Giá trị lớn nhất của hàm số là $M = 4$ khi $x = frac{{ – pi }}{6} + kpi .$
Giá trị nhỏ nhất của hàm số là $m = 0$ khi $x = frac{pi }{3} + kpi .$Bài toán 13: Cho hàm số $y = frac{{sin x + 2cos x + 1}}{{sin x + cos x + 2}}.$ Gọi $M$, $m$ lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số. Tổng $M + m$ bằng?
A. $1.$
B. $-2.$
C. $-1.$
D. $2.$Chọn C.
Tập xác định $D = R$ (do $sin x + cos x + 2 > 0$, $forall x in R$).
Xét phương trình: $y = frac{{sin x + 2cos x + 1}}{{sin x + cos x + 2}}$ $ Leftrightarrow (1 – y)sin x + (2 – y)cos x + 1 – 2y = 0.$
Phương trình trên có nghiệm $ Leftrightarrow {(1 – y)^2} + {(2 – y)^2} ge {(1 – 2y)^2}$ $ Leftrightarrow {y^2} + y – 2 le 0$ $ Leftrightarrow – 2 le y le 1.$
Vậy $M = 1$, $m = – 2$ $ Rightarrow M + m = – 1.$Bài toán 14: Giá trị lớn nhất của hàm số $y = frac{{cos x + 2sin x + 3}}{{2cos x – sin x + 4}}$ là?
A. $3 – 2sqrt 3 .$
B. $2.$
C. $-1.$
D. $0.$Chọn B.
Xét phương trình $2cos x – sin x + 4 = 0$ $(1).$
Ta có: ${2^2} + {( – 1)^2} < {4^2}$ nên phương trình $(1)$ vô nghiệm, hay $2cos x – sin x + 4 ne 0$, $forall x in R.$
Do đó hàm số đã cho có tập xác định $D = R.$
$y = frac{{cos x + 2sin x + 3}}{{2cos x – sin x + 4}}$ $ Leftrightarrow (2y – 1)cos x – (y + 2)sin x = 3 – 4y$ $(2).$
Để tồn tại giá trị lớn nhất của hàm số ban đầu thì phương trình $(2)$ phải có nghiệm.
$ Leftrightarrow {(2y – 1)^2} + {(y + 2)^2} ge {(4y – 3)^2}$ $ Leftrightarrow 11{y^2} – 24y + 4 le 0$ $ Leftrightarrow frac{2}{{11}} le y le 2.$
Vậy GTLN của hàm số đã cho là $2.$Bài toán 15: Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số $m$ để giá trị lớn nhất của hàm số $y = frac{{msin x + 1}}{{cos x + 2}}$ nhỏ hơn $2.$Chọn C.
Dễ thấy $cos x ne – 2$, $forall x in R$ nên hàm số có tập xác định là $D = R.$
Ta có $y = frac{{msin x + 1}}{{cos x + 2}}$ $ Leftrightarrow ycos x + 2y = msin x + 1$ $ Leftrightarrow msin x – ycos x = 2y – 1.$
Phương trình trên có nghiệm khi ${m^2} + {y^2} ge {(2y – 1)^2}$ $ Leftrightarrow 3{y^2} – 4y + 1 – {m^2} le 0.$
$ Leftrightarrow frac{{2 – sqrt {1 + 3{m^2}} }}{3} le y le frac{{2 + sqrt {1 + 3{m^2}} }}{3}$ $ Rightarrow {y_{max }} = frac{{2 + sqrt {1 + 3{m^2}} }}{3} < 2$ $ Leftrightarrow sqrt {1 + 3{m^2}} < 4$ $ Leftrightarrow {m^2} < 5.$
Do $m in Z$ $ Rightarrow m in { – 2; – 1;0;2;1} .$ Vậy có $5$ giá trị của $m$ thỏa mãn yêu cầu bài toán.Bài toán 16: Giả sử $M$ là giá trị lớn nhất và $m$ là giá trị nhỏ nhất của hàm số $y = frac{{sin x + 2cos x + 1}}{{sin x + cos x + 2}}$ trên $R.$ Tìm $2M – 3m.$
A. $1 + sqrt 2 .$
B. $0.$
C. $1.$
D. $8.$Chọn D.
Ta có: $sin x + cos x + 2 = 0$ $ Leftrightarrow sqrt 2 sin left( {x + frac{pi }{4}} right) = – 2$ $ Leftrightarrow sin left( {x + frac{pi }{4}} right) = – sqrt 2 $ (vô nghiệm).
Do đó hàm số đã cho có tập xác định $D = R.$
Ta có $y = frac{{sin x + 2cos x + 1}}{{sin x + cos x + 2}}$ $ Leftrightarrow (y – 1)sin x + (y – 2)cos x = 1 – 2y.$
Hàm số đạt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất khi phương trình trên có nghiệm $ Leftrightarrow {(1 – 2y)^2} le {(y – 1)^2} + {(y – 2)^2}.$
$ Leftrightarrow 2{y^2} + 2y – 4 le 0$ $ Leftrightarrow – 2 le y le 1.$
Do đó $m = – 2$, $M = 1.$
Vậy $2M – 3m = 8.$Bài toán 17: Gọi $M$, $m$ tương ứng là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số $y = frac{{2sin x + 2}}{{cos x – 2}}.$ Khẳng định nào sau đây đúng?
A. $3m + M = 8.$
B. $3m + M = – 8.$
C. $3m + M = 0.$
D. $3m + M = – frac{8}{3}.$Chọn B.
Dễ thấy $cos x ne 2$, $forall x in R$ nên hàm số có tập xác định là $D = R.$
Ta có $y = frac{{2sin x + 2}}{{cos x – 2}}$ $ Leftrightarrow ycos x – 2sin x = 2 + 2y.$
Để tồn tại giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số ban đầu thì phương trình trên phải có nghiệm $ Leftrightarrow {y^2} + 4 ge {(2 + 2y)^2}$ $ Leftrightarrow 3{y^2} + 8y le 0$ $ Leftrightarrow – frac{8}{3} le y le 0.$
Do đó $left{ {begin{array}{*{20}{l}}
{M = 0}\
{m = – frac{8}{3}}
end{array}} right..$
Vậy $3m + M = – 8.$Bài toán 18: Tập giá trị của hàm số $y = sin 2x + sqrt 3 cos 2x + 1$ là đoạn $[a;b].$ Tính tổng $T = a + b.$
A. $T = 0.$
B. $T = -1.$
C. $T = 1.$
D. $T = 2.$Chọn D
Cách 1: $y = sin 2x + sqrt 3 cos 2x + 1$ $ Leftrightarrow sin 2x + sqrt 3 cos 2x = y – 1.$
Để tồn tại giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số ban đầu thì phương trình trên phải có nghiệm $ Leftrightarrow {1^2} + {(sqrt 3 )^2} ge {(y – 1)^2}$ $ Leftrightarrow {y^2} – 2y – 3 le 0$ $ Leftrightarrow – 1 le y le 3.$
Suy ra $y in [ – 1;3].$
Vậy $T = – 1 + 3 = 2.$
Cách 2: Ta có $y – 1 = sin 2x + sqrt 3 cos 2x.$ Mặt khác áp dụng bất đẳng thức Bunhiacopski ta có:
${(y – 1)^2} = {(sin 2x + sqrt 3 cos 2x)^2}$ $ le (1 + 3)left( {{{sin }^2}2x + {{cos }^2}2x} right) = 4$ $ Leftrightarrow – 2 le y – 1 le 2$ $ Leftrightarrow – 1 le y le 3.$
Vậy $T = – 1 + 3 = 2.$
Cách 3: $y = sin 2x + sqrt 3 cos 2x + 1$ $ = 2sin left( {2x + frac{pi }{3}} right) + 1.$
Do $sin left( {2x + frac{pi }{3}} right) in [ – 1;1]$ nên $2sin left( {2x + frac{pi }{3}} right) + 1 in [ – 1;3].$
Vậy $ – 1 le y le 3.$Bài toán 19: Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số $y = 3sin x + 4cos x – 1.$
A. $max y = 6$, $min y = – 4.$
B. $max y = 8$, $min y = – 6.$
C. $max y = 4$, $min y = – 6.$
D. $max y = 6$, $min y = – 8.$Chọn C.
Ta có $y = 3sin x + 4cos x – 1$ $ Leftrightarrow 3sin x + 4cos x = y + 1$ $(*).$
Ta coi $(*)$ như là phương trình cổ điển với $a = 3$, $b = 4$, $c = y + 1.$
Phương trình $(*)$ có nghiệm khi và chỉ khi ${a^2} + {b^2} ge {c^2}$ $ Leftrightarrow 9 + 16 ge {(y + 1)^2}$ $ Leftrightarrow – 6 le y le 4.$
Vậy $max y = 4$, $min y = – 6.$
Chú ý:
Ta có thể áp dụng bất đẳng thức Bunhiacopski như sau:
$|y + 1| = |3sin x + 4cos x|$ $ le sqrt {left( {{3^2} + {4^2}} right)left( {{{sin }^2}x + {{cos }^2}x} right)} = 5.$Dạng toán 3. Tìm GTLN – GTNN của hàm số lượng giác bằng cách sử dụng bất đẳng thức cổ điển.
Bài toán 20: Cho hàm số $y = sqrt {1 + 2{{sin }^2}x} + sqrt {1 + 2{{cos }^2}x} – 1.$ Gọi $m$, $M$ lần lượt là giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của hàm số. Khi đó giá trị của $M + m$ bằng?
A. $sqrt 3 + 2sqrt 2 .$
B. $sqrt 3 + sqrt 2 – 1.$
C. $sqrt 3 + 2sqrt 2 – 1.$
D. $ – sqrt 3 + 3sqrt 2 – 1.$Chọn C.
Đặt $t = sqrt {1 + 2{{sin }^2}x} + sqrt {1 + 2{{cos }^2}x} .$
$ Rightarrow {t^2} = left( {1 + 2{{sin }^2}x} right) + left( {1 + 2{{cos }^2}x} right)$ $ + 2sqrt {left( {1 + 2{{sin }^2}x} right)left( {1 + 2{{cos }^2}x} right)} $ $ = 4 + 2sqrt {3 + {{sin }^2}2x} .$
$ Rightarrow t = sqrt {4 + 2sqrt {3 + {{sin }^2}2x} } $ $ ge sqrt {4 + 2sqrt 3 } = 1 + sqrt 3 .$
$ Rightarrow y = sqrt {1 + 2{{sin }^2}x} + sqrt {1 + 2{{cos }^2}x} – 1 ge sqrt 3 .$
Dấu bằng xảy ra khi $sin 2x = 0$ $ Leftrightarrow x = frac{{kpi }}{2}.$ Khi đó $m = sqrt 3 .$
Mặt khác: Áp dụng bất đẳng thức Cauchy – Schwarz ta có:
$sqrt {1 + 2{{sin }^2}x} + sqrt {1 + 2{{cos }^2}x} $ $ le sqrt {left( {{1^2} + {1^2}} right)left( {1 + 2{{sin }^2}x + 1 + 2{{cos }^2}x} right)} $ $ = 2sqrt 2 .$
$ Rightarrow y = sqrt {1 + 2{{sin }^2}x} + sqrt {1 + 2{{cos }^2}x} – 1$ $ le 2sqrt 2 – 1.$
Dấu bằng xảy ra khi ${sin ^2}x = {cos ^2}x$ $ Leftrightarrow left[ {begin{array}{*{20}{c}}
{x = – frac{pi }{4} + kpi }\
{x = frac{pi }{4} + kpi }
end{array}} right.$, $k in Z.$ Khi đó $M = 2sqrt 2 – 1.$
Vậy $M + m = sqrt 3 + 2sqrt 2 – 1.$Bài toán 21: Tìm giá trị lớn nhất của hàm số $y = frac{{2sin x + 3cos x + 1}}{{sin x – cos x + 2}}.$
A. $frac{{3 + sqrt {33} }}{2}.$
B. $frac{{3 – sqrt {33} }}{2}.$
C. $3.$
D. $frac{1}{2}.$Chọn A.
Ta có: $y = frac{{2sin x + 3cos x + 1}}{{sin x – cos x + 2}}$ $ Leftrightarrow (y – 2)sin x – (y + 3)cos x = 1 – 2y.$
${(1 – 2y)^2}$ $ = {[(y – 2)sin x – (y + 3)cos x]^2}$ $ le left[ {{{(y – 2)}^2} + {{(y + 3)}^2}} right]left( {{{sin }^2}x + {{cos }^2}x} right).$
$ Leftrightarrow 2{y^2} – 6y – 12 le 0.$
$ Leftrightarrow frac{{3 – sqrt {33} }}{2} le y le frac{{3 + sqrt {33} }}{2}.$Bài toán 22: Giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của hàm số $f(x) = {sin ^{2018}}x + {cos ^{2018}}x$ lần lượt là:
A. $frac{1}{{{2^{1008}}}}$ và $2.$
B. $frac{1}{{{2^{1009}}}}$ và $1.$
C. $0$ và $1.$
D. $frac{1}{{{2^{1008}}}}$ và $$ 1.$ $Chọn D.
Đặt $a = {sin ^2}x$, $b = {cos ^2}x.$
Ta có: ${sin ^{2018}}x + {cos ^{2018}}x le {sin ^2}x + {cos ^2}x = 1.$ Dấu bằng xảy ra $ Leftrightarrow x = kfrac{pi }{2}.$
${sin ^{2018}}x + {cos ^{2018}}x$ $ = 2left( {frac{{{a^{1009}} + {b^{1009}}}}{2}} right)$ $ ge 2{left( {frac{{a + b}}{2}} right)^{1009}} = frac{1}{{{2^{1008}}}}.$
Dấu bằng xảy ra $ Leftrightarrow x = frac{pi }{4} + kfrac{pi }{2}.$
Vậy giá trị nhỏ nhất bằng $frac{1}{{{2^{1008}}}}$, giá trị lớn nhất bằng $1.$Bài toán 23: Cho $x$, $y$ là các số thực thỏa mãn $cos 2x + cos 2y = 1.$ Giá trị nhỏ nhất của biểu thức $P = {tan ^2}x + {tan ^2}y$ bằng?
A. $frac{1}{3}.$
B. $frac{2}{3}.$
C. $frac{8}{3}.$
D. $3.$Chọn B.
Ta có: $P = left( {frac{1}{{{{cos }^2}x}} – 1} right) + left( {frac{1}{{{{cos }^2}y}} – 1} right)$ $ = 2left( {frac{1}{{1 + cos 2x}} + frac{1}{{1 + cos 2y}}} right) – 2.$
Áp dụng BĐT cộng mẫu, ta được: $P ge 2left( {frac{{{{(1 + 1)}^2}}}{{2 + cos 2x + cos 2y}}} right) – 2$ $ = 2.frac{4}{{2 + 1}} – 2 = frac{2}{3}.$Bài toán 24: Cho hai số thực $x$, $y$ thuộc $left( {0;frac{pi }{2}} right)$ và thỏa mãn $cos 2x + cos 2y + 2sin (x + y) = 2.$ Giá trị nhỏ nhất của $P = frac{{{{cos }^4}x}}{y} + frac{{{{cos }^4}y}}{x}$ bằng?
A. $frac{2}{{3pi }}.$
B. $frac{3}{pi }.$
C. $frac{2}{pi }.$
D. $frac{5}{pi }.$Chọn C.
Ta có $cos 2x + cos 2y + 2sin (x + y) = 2$ $ Leftrightarrow {sin ^2}x + {sin ^2}y = sin (x + y).$
Suy ra $x + y = frac{pi }{2}.$
Áp dụng BĐT cộng mẫu $frac{{{a^2}}}{m} + frac{{{b^2}}}{n} ge frac{{{{(a + b)}^2}}}{{m + n}}$ ta được:
$P ge frac{{{{left( {{{cos }^2}x + {{cos }^2}y} right)}^2}}}{{x + y}}$ $ = frac{{{{left[ {{{cos }^2}x + {{cos }^2}left( {frac{pi }{2} – x} right)} right]}^2}}}{{x + y}}$ $ = frac{{{{left[ {{{cos }^2}x + {{sin }^2}x} right]}^2}}}{{x + y}}$ $ = frac{2}{pi }.$
Dấu bằng xảy ra $ Leftrightarrow x = y = frac{pi }{4}.$
Nhận xét: Việc suy ra $x + y = frac{pi }{2}$ được chứng minh như sau:
Với $x$, $y in left( {0;frac{pi }{2}} right)$ suy ra $frac{pi }{2} – x$, $frac{pi }{2} – y$ cùng thuộc $left( {0;frac{pi }{2}} right).$
Trên đoạn $left[ {0;frac{pi }{2}} right]$, hàm $y = sin x$ đồng biến.
Nếu $x + y > frac{pi }{2}$ $ Rightarrow left{ {begin{array}{*{20}{l}}
{x > frac{pi }{2} – y Rightarrow sin x > sin left( {frac{pi }{2} – y} right) = cos y}\
{y > frac{pi }{2} – x Rightarrow sin y > sin left( {frac{pi }{2} – x} right) = cos x}
end{array}} right..$
$ Rightarrow {sin ^2}x + {sin ^2}y$ $ = sin x.sin x + sin y.sin y$ $ > sin x.cos y + sin y.cos x$ $ = sin (x + y)$: mâu thuẫn.
Tương tự cho $x + y < frac{pi }{2}.$
Trường hợp $x + y = frac{pi }{2}$: thỏa mãn.Bài toán 25: Cho $a$, $b$, $c$ là các số thực thỏa mãn ${a^2} + {b^2} + {c^2} = 4.$ Tìm giá trị lớn nhất $M$ trong tất cả các hàm số $y = a + bsqrt {sin x} + csqrt {cos x} $ với $x in left( {0;frac{pi }{4}} right].$
A. $M = sqrt {1 + sqrt 2 } .$
B. $M = 1 + sqrt 2 .$
C. $M = 2sqrt {1 + sqrt 2 } .$
D. $M = 2(1 + sqrt 2 ).$Chọn C.
Ta có ${(a + bsqrt {sin x} + csqrt {cos x} )^2}$ $ le left( {{a^2} + {b^2} + {c^2}} right)(1 + sin x + cos x)$ $ = 4left[ {1 + sqrt 2 sin left( {x + frac{pi }{4}} right)} right]$ $ le 4(1 + sqrt 2 ).$
Suy ra $a + bsqrt {sin x} + csqrt {cos x} le 2sqrt {1 + sqrt 2 } .$
Dấu bằng xảy ra $ Leftrightarrow left{ {begin{array}{*{20}{l}}
{a = frac{b}{{sqrt {sin x} }} = frac{c}{{sqrt {cos x} }}}\
{{a^2} + {b^2} + {c^2} = 4}\
{sin left( {x + frac{pi }{4}} right) = 1}
end{array}} right.$, $x in left( {0;frac{pi }{4}} right]$ $ Rightarrow left{ {begin{array}{*{20}{l}}
begin{array}{l}
a = frac{{2sqrt[4]{2}}}{{sqrt {2 + sqrt 2 } }}\
b = c = frac{2}{{sqrt {2 + sqrt 2 } }}
end{array}\
{x = frac{pi }{4}}
end{array}} right..$Bài toán 26: Tập giá trị của hàm số $y = sin 2x + sqrt 3 cos 2x + 1$ là đoạn $[a;b].$ Tính tổng $T = a + b.$
A. $T = 1.$
B. $T = 2.$
C. $T = 0.$
D. $T = -1.$Chọn B.
Ta có $y – 1 = sin 2x + sqrt 3 cos 2x.$
Mặt khác áp dụng bất đẳng thức Bunhiacopski ta có:
${(y – 1)^2}$ $ = {(sin 2x + sqrt 3 cos 2x)^2}$ $ le (1 + 3)left( {{{sin }^2}2x + {{cos }^2}2x} right) = 4$ $ Leftrightarrow – 2 le y – 1 le 2$ $ Leftrightarrow – 1 le y le 3.$
Vậy $T = – 1 + 3 = 2.$
Bài toán tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số lượng giác
Bạn đang xem Bài toán tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số lượng giác.
Cập nhật thêm đề thi thử, đề kiểm tra toán, học toán tại Toanpdf.com
Các dạng toán phép vị tự
Lý thuyết và bài tập lũy thừa với số mũ hữu tỉ - thực, hàm số lũy thừa
Các quy tắc tính đạo hàm
Xác định thiết diện của hình đa diện khi cắt bởi mặt phẳng
Chứng minh phương trình có nghiệm dựa vào tính liên tục của hàm số %
Phương trình thuần nhất bậc hai đối với sinx và cosx
Bài toán tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng
Tính thể tích khối tứ diện
Be the first to comment