Bài viết phân dạng và hướng dẫn phương pháp viết phương trình mặt phẳng trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$.Dạng toán 1: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ khi biết pháp tuyến $overrightarrow n left( {A;B;C} right)$ và toạ độ điểm $Mleft( {{x_0};{y_0};{z_0}} right)$ thuộc mặt phẳng.Phương pháp: Phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ là: $Aleft( {x – {x_0}} right) + Bleft( {y – {y_0}} right)$ $ + Cleft( {z – {z_0}} right) = 0$ $ Leftrightarrow Ax + By + Cz$ $ – A{x_0} – B{y_0} – C{z_0} = 0.$Ví dụ 1: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ đi qua điểm $Mleft( {1;2;3} right)$ và có pháp tuyến là $overrightarrow n left( {3;2;4} right).$Phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ là: $3left( {x – 1} right) + 2left( {y – 2} right)$ $ + 4left( {z – 3} right) = 0$ $ Leftrightarrow 3x + 2y + 4z – 19 = 0.$Dạng toán 2: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ đi qua $3$ điểm $A,B,C$ cho trước không thẳng hàng.Phương pháp:
+ Vector pháp tuyến của mặt phẳng $left( alpha right)$ là ${overrightarrow n _alpha } = left[ {overrightarrow {AB} .overrightarrow {AC} } right].$
+ $A in left( alpha right).$
Suy ra phương trình mặt phẳng $left( alpha right).$Ví dụ 2: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ đi qua $3$ điểm $Aleft( {2; – 1;3} right)$, $Bleft( {4;0;1} right)$, $Cleft( { – 10;5;3} right).$Ta có: $overrightarrow {AB} = left( {2;1; – 2} right)$, $overrightarrow {AC} = left( { – 12;6;0} right).$
$⇒ overrightarrow {{n_alpha }} = left[ {overrightarrow {AB} .overrightarrow {AC} } right]$ $ = left( {12;24;24} right)$ $ = 12left( {1;2;2} right)$, do đó chọn $overrightarrow {{n_alpha }} = left( {1;2;2} right)$ là vector pháp tuyến của mặt phẳng $left( alpha right).$
Với $Aleft( {2; – 1;3} right) in left( alpha right).$ Suy ra phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ là: $1left( {x – 2} right) + 2left( {y + 1} right)$ $ + 2left( {z – 3} right) = 0$ $ Leftrightarrow x + 2y + 2z – 6 = 0.$Dạng toán 3: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ đi qua một điểm và một số yếu tố khác.• Dạng 1: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ đi qua điểm $M$ và vuông góc với đường thẳng $d.$Phương pháp: Vector chỉ phương của đường thẳng $d$ (ký hiệu $overrightarrow {{a_d}} $) cũng là vector pháp tuyến của mặt phẳng $left( alpha right)$ (ký hiệu $overrightarrow {{n_alpha }} $).Ví dụ 3: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ trong các trường hợp sau:
a. $left( alpha right)$ đi qua điểm $Mleft( {1;2;3} right)$ và vuông góc với $d$: $left{ begin{array}{l}
x = 2t\
y = – 3 + t\
z = 2 – t
end{array} right.$ ($t$ là tham số).
b. $left( alpha right)$ đi qua điểm $Nleft( {2; – 1;3} right)$ và vuông góc với $d$: $frac{{x + 1}}{{ – 2}} = frac{{y + 2}}{3} = frac{z}{1}.$
c. $left( alpha right)$ đi qua điểm $Pleft( {0;1;2} right)$ và vuông góc với trục $Ox.$a. Vì $left( alpha right) ⊥ d$ $ Rightarrow overrightarrow {{n_alpha }} = overrightarrow {{a_d}} = left( {2;1; – 1} right)$ là vector pháp tuyến của mặt phẳng $left( alpha right).$
$Mleft( {1;2;3} right) in left( alpha right).$
Suy ra phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ là: $2left( {x – 1} right) + 1left( {y – 2} right)$ $ – 1left( {z – 3} right) = 0$ $ Leftrightarrow 2x + y – z – 1 = 0.$
b. Vì $left( alpha right) ⊥ d$ $ Rightarrow overrightarrow {{n_alpha }} = overrightarrow {{a_d}} = left( { – 2;3;1} right)$ là vector pháp tuyến của mặt phẳng $left( alpha right).$
$Nleft( {2; – 1;3} right) in left( alpha right).$
Suy ra phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ là: $ – 2left( {x – 2} right) + 3left( {y + 1} right)$ $ + 1left( {z – 3} right) = 0$ $ Leftrightarrow – 2x + 3y + z + 4 = 0.$
c. Do $left( alpha right) ⊥ Ox$ $ Rightarrow overrightarrow {{n_alpha }} = left( {1;0;0} right)$ là vector pháp tuyến của mặt phẳng $left( alpha right).$
$Pleft( {0;1;2} right) in left( alpha right).$
Suy ra phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ là: $1left( {x – 0} right) + 0left( {y – 1} right)$ $ + 0left( {z – 2} right) = 0$ $ Leftrightarrow x = 0.$• Dạng 2: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ đi qua điểm $M$ và song song với mặt phẳng $(P).$Phương pháp: Vector pháp tuyến của mặt phẳng $(P)$ cũng là vector pháp tuyến của mặt phẳng $left( alpha right)$.Ví dụ 4: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ đi qua $Mleft( {2; – 1;3} right)$ và song song với mặt phẳng $left( P right):{rm{ }}x + 2y – 3z + 1 = 0.$Vì $left( alpha right){rm{//}}left( P right)$ $ Rightarrow overrightarrow {{n_alpha }} = overrightarrow {{n_P}} = left( {1;2; – 3} right)$ là vector pháp tuyến của mặt phẳng $left( alpha right).$
$Mleft( {2; – 1;3} right) in left( alpha right).$
Suy ra phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ là: $1left( {x – 2} right) + 2left( {y + 1} right)$ $ – 3left( {z – 3} right) = 0$ $ Leftrightarrow x + 2y – 3z + 9 = 0.$• Dạng 3: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ đi qua điểm $M$ song song với đường thẳng $d$ và vuông góc với mặt phẳng $(P).$Phương pháp: Vector pháp tuyến của mặt phẳng $left( alpha right)$ là: $overrightarrow {{n_alpha }} = left[ {overrightarrow {{a_d}} .overrightarrow {{n_P}} } right]$, trong đó: $overrightarrow {{a_d}} $ là vector chỉ phương của đường thẳng $d$, $overrightarrow {{n_P}} $ là vector pháp tuyến của mặt phẳng $(P)$.Ví dụ 5: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ đi qua điểm $Mleft( {2;3; – 1} right)$, song song với đường thẳng $d$: $left{ begin{array}{l}
x = 1 – 3t\
y = 2t\
z = 3 – t
end{array} right.$ ($t$ là tham số) và vuông góc với mặt phẳng $(P)$: $x + y – z + 1 = 0.$Ta có: $overrightarrow {{a_d}} = left( { – 3;2; – 1} right)$, $overrightarrow {{n_P}} = left( {1;1; – 1} right).$
Vì $left{ begin{array}{l}
left( alpha right){rm{//}}d\
left( alpha right) bot left( P right)
end{array} right.$ $ Rightarrow overrightarrow {{n_alpha }} = left[ {overrightarrow {{a_d}} .overrightarrow {{n_P}} } right]$ $ = left( { – 1; – 4; – 5} right)$
$Mleft( {2;3; – 1} right) in left( alpha right).$
Suy ra phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ là: $ – 1left( {x – 2} right) – 4left( {y – 3} right)$ $ – 5left( {z + 1} right) = 0$ $ Leftrightarrow x + 4y + 5z – 9 = 0.$• Dạng 4: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ đi qua điểm $M$ và vuông góc với hai mặt phẳng $(P)$ và $(Q).$Phương pháp: Vector pháp tuyến của mặt phẳng $left( alpha right)$ là: $overrightarrow {{n_alpha }} = left[ {overrightarrow {{n_p}} .overrightarrow {{n_Q}} } right]$, trong đó $overrightarrow {{n_P}} $, $overrightarrow {{n_Q}} $ lần lượt là vetor pháp tuyến của mặt phẳng $(P)$, $(Q)$.Ví dụ 6: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ đi qua điểm $Mleft( {3; – 1; – 5} right)$ đồng thời vuông góc với hai mặt phẳng $left( P right):3x – 2y + 2{rm{ }}z + 7 = 0$, $left( Q right):5x – 4y + 3z + 1 = 0.$Ta có: $overrightarrow {{n_P}} = left( {3; – 2;2} right)$, $overrightarrow {{n_Q}} = left( {5; – 4;3} right).$
Vì $left{ begin{array}{l}
left( alpha right) bot left( P right)\
left( alpha right) bot left( Q right)
end{array} right.$ $ Rightarrow overrightarrow {{n_alpha }} = left[ {overrightarrow {{n_p}} .overrightarrow {{n_Q}} } right]$ $ = left( {2;1; – 2} right)$ là vector pháp tuyến của mặt phẳng $(α).$
$Mleft( {3; – 1; – 5} right) in left( alpha right).$
Suy ra phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ là: $2left( {x – 3} right) + 1left( {y + 1} right)$ $ – 2left( {z + 5} right) = 0$ $ Leftrightarrow 2x + y – 2z – 15 = 0.$• Dạng 5: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ đi qua điểm $M$ và song song với $d$ và $d’$.Phương pháp: Vector pháp tuyến của mặt phẳng $left( alpha right)$ là: $overrightarrow {{n_alpha }} = left[ {overrightarrow {{a_d}} .overrightarrow {{a_{d’}}} } right]$, trong đó $overrightarrow {{a_d}} ,overrightarrow {{a_{d’}}} $ lần lượt là vector chỉ phương của $d$, $d’$.Ví dụ 7: Trong không gian hệ toạ độ $Oxyz$ cho hai đường thẳng $d$: $left{ begin{array}{l}
x = 1 + 2t\
y = – 3t\
z = 4 + t
end{array} right.$ ($t$ là tham số) và $d’$: $frac{{x – 2}}{1} = frac{{y + 1}}{2} = frac{{z – 3}}{{ – 1}}.$ Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ đi qua $Mleft( {1;2;3} right)$ đồng thời song song với $d$ và $d’.$Ta có: $overrightarrow {{a_d}} = left( {2; – 3;1} right)$, $overrightarrow {{a_{d’}}} = left( {1;2; – 1} right).$
Vì $left{ begin{array}{l}
left( alpha right){rm{//}}d\
left( alpha right){rm{//}}d’
end{array} right.$ $ Rightarrow overrightarrow {{n_alpha }} = left[ {overrightarrow {{a_d}} .overrightarrow {{a_{d’}}} } right]$ $ = left( {1;3;7} right)$ là vector pháp tuyến của mặt phẳng $(α).$
$Mleft( {1;2;3} right) in left( alpha right).$
Suy ra phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ là: $1left( {x – 1} right) + 3left( {y – 2} right)$ $ + 7left( {z – 3} right) = 0$ $ Leftrightarrow x + 3y + 7z – 28 = 0.$• Dạng 6: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ đi qua điểm $M$ và chứa $d$ $left( {M notin d} right).$Phương pháp:
+ Lấy $N in d.$
+ Vector pháp tuyến của mặt phẳng $left( alpha right)$ là: $overrightarrow {{n_alpha }} = left[ {overrightarrow {{a_d}} .overrightarrow {MN} } right]$, với $overrightarrow {{a_d}}$ là vector chỉ phương của đường thẳng $d.$Ví dụ 8: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ đi qua điểm $M(1;2;3)$ và chứa đường thẳng $d$: $frac{{x – 2}}{1} = frac{{y + 1}}{2} = frac{{z – 3}}{{ – 1}}.$Chọn $Nleft( {2; – 1;3} right) in d.$
Ta có: $overrightarrow {MN} = left( {1;3;0} right)$, $overrightarrow {{a_d}} = left( {1;2; – 1} right).$
Vì $left{ begin{array}{l}
M in left( alpha right)\
d subset left( alpha right)
end{array} right.$ nên vector pháp tuyến của mặt phẳng $left( alpha right)$ là: $overrightarrow {{n_alpha }} = left[ {overrightarrow {{a_d}} .overrightarrow {MN} } right]$ $ = left( { – 3;1; – 1} right).$
Phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$: $ – 3left( {x – 1} right) + 1left( {y – 2} right)$ $ – 1left( {z – 3} right) = 0$ $ Leftrightarrow – 3x + y – z + 4 = 0.$Dạng toán 4: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ đi qua hai điểm và các yếu tố khác.• Dạng 1: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ đi qua $M,N$ và song song với đường thẳng $d.$Phương pháp: Vector pháp tuyến của mặt phẳng $left( alpha right)$ là: $overrightarrow {{n_alpha }} = left[ {overrightarrow {MN} .overrightarrow {{a_d}} } right]$, với $overrightarrow {{a_d}} $ là vector chỉ phương của đường thẳng $d.$Ví dụ 9: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ đi qua $Mleft( {2;1;3} right)$, $Nleft( {1, – 2,1} right)$ và song song với đường thẳng $d$: $left{ begin{array}{l}
x = – 1 + t\
y = 2t\
z = – 3 – 2t
end{array} right.$ ($t$ là tham số).
Ta có: $overrightarrow {MN} = left( { – 1; – 3; – 2} right)$, $overrightarrow {{a_d}} = left( {1;2; – 2} right).$
Vì $left{ begin{array}{l}
M,N in left( alpha right)\
d{rm{//}}left( alpha right)
end{array} right.$ $ Rightarrow overrightarrow {{n_alpha }} = left[ {overrightarrow {MN} .overrightarrow {{a_d}} } right]$ $ = left( {10; – 4;1} right)$ là vector pháp tuyến của mặt phẳng $left( alpha right).$
$Mleft( {2;1;3} right) in left( alpha right).$
Suy ra phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ là: $10left( {x – 2} right) – 4left( {y – 1} right)$ $ + 1left( {z – 3} right) = 0$ $ Leftrightarrow 10x – 4y + z – 19 = 0.$• Dạng 2: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ đi qua hai điểm $M,N$ và vuông góc với mặt phẳng $(P)$ ($MN$ không vuông góc với $(P)$).Phương pháp: Vector pháp tuyến của mặt phẳng $left( alpha right)$ là: $overrightarrow {{n_alpha }} = left[ {overrightarrow {MN} .overrightarrow {{n_P}} } right]$, với $overrightarrow {{n_P}} $ là vector pháp tuyến của mặt phẳng $(P).$Ví dụ 10: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ đi qua $M(0;1;2)$, $N(2;0;1)$ và vuông góc với $(P)$: $2x + 3y – z + 1 = 0 $.Ta có: $overrightarrow {MN} = left( {2; – 1; – 1} right)$; $overrightarrow {{n_P}} = left( {2;3; – 1} right).$
Vì $left{ begin{array}{l}
M,N in left( alpha right)\
left( alpha right) bot left( P right)
end{array} right.$ $ Rightarrow overrightarrow {{n_alpha }} = left[ {overrightarrow {MN} .overrightarrow {{n_P}} } right]$ $ = left( {4;0;8} right)$ là vector pháp tuyến của mặt phẳng $(α).$
$Mleft( {0;1;2} right) in left( alpha right).$
Suy ra phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ là: $4left( {x – 0} right) + 0left( {y – 1} right)$ $ + 8left( {z – 2} right) = 0$ $ Leftrightarrow 4x + 8z – 16 = 0$ $ Leftrightarrow x + 2z – 4 = 0.$Dạng toán 5: Mặt phẳng chứa một đường thẳng và các yếu tố khác.• Dạng 1: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ chứa $d$ và song song với $d’.$Phương pháp:
+ Vector pháp tuyến của mặt phẳng $left( alpha right)$ là: $overrightarrow {{n_alpha }} = left[ {overrightarrow {{a_d}} .overrightarrow {{a_{d’}}} } right]$, trong đó $overrightarrow {{a_d}} ,overrightarrow {{a_{d’}}} $ lần lượt là vector chỉ phương của đường thẳng $d, d’.$
+ Chọn $M in d Rightarrow M in left( alpha right).$Ví dụ 11: Trong không gian hệ toạ độ $Oxyz$ cho hai đường thẳng: $d:$ $left{ begin{array}{l}
x = 1 + 2t\
y = – 3t\
z = 4 + t
end{array} right.$ ($t$ là tham số) và $d’:$ $frac{{x – 2}}{1} = frac{{y + 1}}{2} = frac{{z – 3}}{{ – 1}}.$ Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ chứa $d$ và song song với $d’.$Ta có: $overrightarrow {{a_d}} = left( {2; – 3;1} right)$, $overrightarrow {{a_{d’}}} = left( {1;2; – 1} right).$
Vì $left{ begin{array}{l}
d subset left( alpha right)\
left( alpha right){rm{//}}d’
end{array} right.$ $ Rightarrow overrightarrow {{n_alpha }} = left[ {overrightarrow {{a_d}} .overrightarrow {{a_{d’}}} } right]$ $ = left( {1;3;7} right)$ là vector pháp tuyến của mặt phẳng $left( alpha right).$
Chọn $Mleft( {1;0;4} right) in d$ $ Rightarrow M in left( alpha right).$
Suy ra phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ là: $1left( {x – 1} right) + 3left( {y – 0} right)$ $ + 7left( {z – 4} right) = 0$ $ Leftrightarrow x + 3y + 7z – 29 = 0.$• Dạng 2: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ chứa đường thẳng $d$ và vuông góc với mặt phẳng $(P)$ ($d$ không vuông góc với $(P)$).Phương pháp:
+ Vector pháp tuyến của mặt phẳng $left( alpha right)$ là: $overrightarrow {{n_alpha }} = left[ {overrightarrow {{a_d}} .overrightarrow {{n_P}} } right]$, trong đó $overrightarrow {{a_d}} $ là vector chỉ phương của đường thẳng $d$, $overrightarrow {{n_P}} $ là vector pháp tuyến của mặt phẳng $(P).$
+ Chọn $M in d Rightarrow M in left( alpha right).$Ví dụ 12: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ chứa $d:$ $frac{{x + 1}}{2} = frac{{y – 1}}{3} = frac{{z + 1}}{1}$ và vuông góc với $(P):$ $-x + y + 2z – 1 = 0.$Ta có: $overrightarrow {{a_d}} = left( {2;3;1} right)$, $overrightarrow {{n_P}} = left( { – 1;1;2} right).$
Vì $left{ begin{array}{l}
d subset left( alpha right)\
left( alpha right) bot left( P right)
end{array} right.$ $ Rightarrow overrightarrow {{n_alpha }} = left[ {overrightarrow {{a_d}} .overrightarrow {{n_P}} } right]$ $ = left( {5; – 5;5} right)$ là vector pháp tuyến của mặt phẳng $(α).$
Chọn $Mleft( { – 1;1; – 1} right) in d$ $ Rightarrow M in left( alpha right).$
Suy ra phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ là: $5(x+1) – 5(y-1)$ $ + 5 (z+1) = 0$ $ Leftrightarrow x – y + z + 3 = 0.$Dạng toán 6: Viết phương trình mặt phẳng trung trực $left( alpha right)$ của đoạn thẳng $MN.$Phương pháp:
+ Vector pháp tuyến của mặt phẳng $(α)$ là: $overrightarrow {{n_alpha }} = overrightarrow {MN} .$
+ $left( alpha right)$ đi qua trung điểm của $MN.$Ví dụ 13: Viết phương trình mặt phẳng trung trực $left( alpha right)$ của đoạn thẳng $MN$, biết $M(1;3;2)$, $N(-1;1;0).$Gọi $I$ là trung điểm của $MN$, khi đó $I(0;2;1)$ và $I in left( alpha right).$
Vector pháp tuyến của mặt phẳng $left( alpha right)$ là: $overrightarrow {{n_alpha }} = overrightarrow {MN} = left( { – 2; – 2; – 2} right).$
Suy ra phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$: $-2 (x-0) – 2(y-2) $ $-2(z-1) = 0$ $ Leftrightarrow x + y + z – 3 = 0.$Dạng toán 7: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ song song với mặt phẳng $(P)$ và tiếp xúc với mặt cầu $S(I ;R).$Phương pháp:
+ Từ $left( alpha right){rm{//}}left( P right)$, suy ra phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ có dạng: $Ax + By +Cz +D = 0$, trong đó hệ số $D$ chưa biết.
+ Từ giả thiết $left( alpha right)$ tiếp xúc với mặt cầu $S(I ;R)$ $ Rightarrow dleft( {I,left( alpha right)} right) = R$, từ đó tìm được hệ số $D.$Ví dụ 14: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ song song với mặt phẳng $(P):$ $x – 2y + 2z +1 =0$ và tiếp xúc với mặt cầu $(S)$ có phương trình: ${left( {x + 2} right)^2} + {left( {y – 1} right)^2}$ $ + {left( {z – {rm{ }}2} right)^2} = 4.$
Mặt cầu $(S)$ có tâm $I(-2;1;2)$, bán kính $R = 2.$
Vì $left( alpha right){rm{//}}left( P right)$ nên phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ có dạng: $x – 2y +2z + D = 0.$
$left( alpha right)$ tiếp xúc với mặt cầu $(S)$ $ Rightarrow dleft( {I,left( alpha right)} right) = R$ $⇔ frac{{left| { – 2 – 2 + 4 + D} right|}}{{sqrt {{1^2} + {{( – 2)}^2} + {2^2}} }} = 2$ $ ⇔ left| D right| = 6$ $ ⇔D = 6$ hoặc $D = -6.$
Vậy có hai mặt phẳng $left( alpha right)$ thỏa mãn yêu cầu bài toán: $x – 2y + 2z + 6 = 0 $ và $x – 2y + 2z – 6 = 0.$Dạng toán 8: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ vuông góc với đường thẳng $d$ và tiếp xúc với mặt cầu $S(I ;R).$Phương pháp:
+ Vector chỉ phương của đường thẳng $d$ cũng là vector pháp tuyến của mặt phẳng $left( alpha right)$, suy ra phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ có dạng: $Ax + By + Cz + D = 0$, trong đó hệ số $D$ chưa biết.
+ Từ giả thiết $left( alpha right)$ tiếp xúc với mặt cầu $S(I ;R)$ $ Rightarrow dleft( {I,left( alpha right)} right) = R$, từ đó tìm được hệ số $D.$Ví dụ 15: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ tiếp xúc với mặt cầu $(S):$ ${x^2} + {rm{ }}{y^2} + {rm{ }}{z^2}$ $ – 2x + 2y + 4z – 3 = 0$ và vuông góc với đường thẳng $d:$ $frac{{x + 1}}{1} = frac{{y – 2}}{2} = frac{z}{{ – 2}}.$Mặt cầu $(S)$ có tâm $I(1 ;-1 ;-2)$, bán kính $R = 3.$
Vì $left( alpha right) bot d$ $ Rightarrow overrightarrow {{n_alpha }} = overrightarrow {{a_d}} = left( {1;2; – 2} right)$ là vector pháp tuyến của mặt phẳng $(α).$
Suy ra phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ có dạng: $x + 2y – 2z +D = 0.$
Vì $left( alpha right)$ tiếp xúc với mặt cầu $(S)$ $ Rightarrow dleft( {I,left( alpha right)} right) = R$ $ Leftrightarrow frac{{left| {1 – 2 + 4 + D} right|}}{{sqrt {{1^2} + {2^2} + {{( – 2)}^2}} }} = 3$ $ Leftrightarrow D = 6$ hoặc $D = -12.$
Vậy có hai mặt phẳng $left( alpha right)$ thỏa mãn điều kiện bài toán là: $x + 2y – 2z + 6 = 0$ và $x + 2y – 2z – 12 = 0.$Dạng toán 9: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ song song với đường thẳng $d$, vuông góc với mặt phẳng $(P)$ và tiếp xúc với mặt cầu $S(I ;R).$ ($d$ không vuông góc với $(P)$).Phương pháp:
+ Vector pháp tuyến của mặt phẳng $left( alpha right)$ là: $overrightarrow {{n_alpha }} = left[ {overrightarrow {{a_d}} .overrightarrow {{n_P}} } right]$, trong đó $overrightarrow {{a_d}} $ là vector chỉ phương của đường thẳng $d$, $overrightarrow {{n_P}} $ là vector pháp tuyến của mặt phẳng $(P).$
+ Suy ra phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ có dạng $Ax + By + Cz + D = 0$, trong đó hệ số $D$ chưa biết.
+ Từ giả thiết $left( alpha right)$ tiếp xúc với mặt cầu $S(I;R)$ $ Rightarrow dleft( {I,left( alpha right)} right) = R$, từ đó tìm được hệ số $D.$Ví dụ 16: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ song song với đường thẳng $d:$ $frac{{x – 2}}{1} = frac{{y + 1}}{3} = frac{z}{{ – 1}}$, vuông góc với mặt phẳng $(P):$ $2x +y + z – 1 = 0$ và tiếp xúc với mặt cầu $(S):$ ${left( {x – 2} right)^2} + {left( {y + 1} right)^2}$ $ + {rm{ }}{z^2} = 9.$Mặt cầu $(S)$ có tâm $I(2; -1; 0)$, bán kính $R = 3.$
Ta có: $overrightarrow {{n_P}} = left( {2;1;1} right)$, $overrightarrow {{a_d}} = left( {1;3; – 1} right).$
Vì $left{ begin{array}{l}
left( alpha right){rm{//}}d\
left( alpha right) bot left( P right)
end{array} right.$ $ Rightarrow overrightarrow {{n_alpha }} = left[ {overrightarrow {{a_d}} .overrightarrow {{n_P}} } right]$ $ = ( – {rm{ }}4;3;5)$ là vector pháp tuyến của mặt phẳng $left( alpha right).$
Do đó phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ có dạng: $-4x + 3y + 5z + D = 0.$
Vì $left( alpha right)$ tiếp xúc với mặt cầu $S(I;R)$ $ Rightarrow dleft( {I,left( alpha right)} right) = R$ $ Leftrightarrow frac{{left| { – 8 – 3 + D} right|}}{{sqrt {{{( – 4)}^2} + {3^2} + {5^2}} }} = 3$ $ Leftrightarrow D = 11 + 15sqrt 2 $ hoặc $D = 11 – 15sqrt 2 .$
Vậy có hai mặt phẳng $left( alpha right)$ thỏa mãn yêu cầu bài toán là: $ – {rm{ }}4x + 3y + 5z + 11 + 15sqrt 2 = 0$ và $ – {rm{ }}4x + 3y + 5z + 11 – 15sqrt 2 = 0.$Dạng toán 10: Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ song song với hai đường thẳng $d$ và $d’$ đồng thời tiếp xúc với mặt cầu $S(I ;R).$Phương pháp:
+ Vector pháp tuyến của mặt phẳng $left( alpha right)$ là: $overrightarrow {{n_alpha }} = left[ {overrightarrow {{a_d}} .overrightarrow {{a_{d’}}} } right]$, trong đó $overrightarrow {{a_d}} ,overrightarrow {{a_{d’}}} $ lần lượt là vector chỉ phương của đường thẳng $d$, $d’.$
+ Suy ra phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ có dạng: $Ax + By + Cz + D = 0$, trong đó hệ số $D$ chưa biết.
+ Từ giả thiết mặt phẳng $left( alpha right)$ tiếp xúc với mặt cầu $S(I;R)$ $ Rightarrow dleft( {I,left( alpha right)} right) = R$, từ đó tìm được hệ số $D.$Ví dụ 17: Trong không gian với hệ toạ độ $Oxyz$ cho mặt cầu $(S):$ ${x^2} + {y^2} + {z^2}$ $ – 2x + 2y + 4z – 3 = 0$ và hai đường thẳng $d:$ $left{ begin{array}{l}
x + 2y – 2 = 0\
x – 2z = 0
end{array} right.$ và $d’:$ $frac{{x – 1}}{{ – 1}} = frac{y}{1} = frac{z}{{ – 1}}.$ Viết phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ là tiếp diện của $(S)$ đồng thời song song với $d$ và $d’.$Mặt cầu $(S)$ có tâm $I(1;-1;-2)$, bán kính $R = 3.$
Đường thẳng $d$ là giao của hai mặt phẳng $(P):$ $x + 2y -2 =0$ và $(Q):$ $x – 2z= 0$, suy ra vector chỉ phương của $d$ là: $overrightarrow {{a_d}} = left[ {overrightarrow {{n_P}} .overrightarrow {{n_Q}} } right] = left( { – 4;2; – 2} right).$
Vector chỉ phương của $d’$ là $overrightarrow {{a_{d’}}} = left( { – 1;1; – 1} right).$
Vì $left{ begin{array}{l}
left( alpha right){rm{//}}d\
left( alpha right){rm{//}}d’
end{array} right.$ $ Rightarrow overrightarrow {{n_alpha }} = left[ {overrightarrow {{a_d}} .overrightarrow {{a_{d’}}} } right]$ $ = left( {0; – 2; – 2} right)$ là vector pháp tuyến của mặt phẳng $left( alpha right).$
Suy ra phương trình mặt phẳng $left( alpha right)$ có dạng $- 2y – 2z + D = 0.$
Vì $left( alpha right)$ là tiếp diện của $(S)$ $ Rightarrow dleft( {I,left( alpha right)} right) = R$ $ Leftrightarrow frac{{left| {2 + 4 + D} right|}}{{sqrt 8 }} = 3$ $ Leftrightarrow D = – 6 + 6sqrt 2 $ hoặc $D = – 6 – 6sqrt 2 .$
Vậy có hai tiếp diện thỏa mãn bài toán là: $y + {rm{ }}z + 3 – 3sqrt 2 = 0$ và $y + {rm{ }}z + 3 + 3sqrt 2 = 0.$
Phương pháp viết phương trình mặt phẳng
Bạn đang xem Phương pháp viết phương trình mặt phẳng.
Cập nhật thêm đề thi thử, đề kiểm tra toán, học toán tại Toanpdf.com
Chứng minh công thức lượng giác bằng số phức
Ứng dụng tích phân tính diện tích hình phẳng
Thể tích khối tròn xoay khi quay quanh Ox hình phẳng giới hạn bởi ít nhất hai đường cong
Tìm nguyên hàm bằng phương pháp phân tích
Phương pháp tính tích phân hàm số phân thức hữu tỉ
Xác định vectơ pháp tuyến của mặt phẳng dựa vào tích có hướng
Ứng dụng tích phân tính thể tích vật thể
Thể tích khối tròn xoay khi quay quanh Ox hình phẳng giới hạn bởi một đường cong và trục hoành
Be the first to comment