Các dạng toán phép quay

Bạn đang xem Các dạng toán phép quay. Cập nhật thêm đề thi thử, đề kiểm tra toán, học toán tại Toanpdf.com
Các dạng toán phép quay
Các dạng toán phép quay

Bài viết trình bày lý thuyết và hướng dẫn giải các dạng toán phép quay trong chương trình Hình học 11 chương 1. Kiến thức và các ví dụ trong bài viết được tham khảo từ các tài liệu phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng xuất bản trên .A. KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Định nghĩa phép quay
• Cho điểm $O$ và góc lượng giác $alpha $. Phép biến hình biến $O$ thành chính nó và biến mỗi điểm $M$ khác $O$ thành điểm $M’$ sao cho $OM’=OM$ và góc lượng giác $left( OM;OM’ right)=alpha $ được gọi là phép quay tâm $O$, $alpha $ được gọi là góc quay.
• Phép quay tâm $O$ góc quay $alpha $ được kí hiệu là ${{Q}_{left( O;alpha  right)}}$.cac-dang-toan-phep-quay-1• Nhận xét:
+ Khi $alpha = 2kpi $, $k in Z$ thì ${Q_{left( {O;alpha } right)}}$ là phép đồng nhất.
+ Khi $alpha = left( {2k + 1} right)pi $, $k in Z$ thì ${Q_{left( {O;alpha } right)}}$ là phép đối xứng tâm $O.$
2. Biểu thức tọa độ của phép quay
• Trong mặt phẳng $Oxy$, giả sử $Mleft( x;y right)$ và $M’left( x’;y’ right)={{Q}_{left( O,alpha  right)}}left( M right)$ thì $left{ begin{array}{l}
x’ = xcos alpha – ysin alpha \
y’ = xsin alpha + ycos alpha
end{array} right.$
• Trong mặt phẳng $Oxy$, giả sử $Mleft( x;y right)$, $Ileft( a;b right)$ và $M’left( x’;y’ right)={{Q}_{left( I,alpha  right)}}left( M right)$ thì $left{ begin{array}{l}
x’ = a + left( {x – a} right)cos alpha – left( {y – b} right)sin alpha \
y’ = b + left( {x – a} right)sin alpha + left( {y – b} right)cos alpha
end{array} right.$
3. Tính chất của phép quay
• Các tính chất của phép quay:
+ Bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.
+ Biến một đường thẳng thành đường thẳng.
+ Biến một đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng đoạn đã cho.
+ Biến một tam giác thành tam giác bằng tam giác đã cho.
+ Biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.
• Lưu ý: Giả sử phép quay tâm $I$ góc quay $alpha $ biến đường thẳng $d$ thành đường thẳng $d’$, khi đó:
+ Nếu $0<alpha le frac{pi }{2}$ thì góc giữa hai đường thẳng $d$ và $d’$ bằng $alpha .$
+ Nếu $frac{pi }{2}<alpha <pi $ thì góc giữa hai đường thẳng $d$ và $d’$ bằng $pi -alpha .$cac-dang-toan-phep-quay-2B. CÁC DẠNG TOÁN PHÉP QUAY
Dạng toán 1. Xác định ảnh của một hình qua phép quay
Phương pháp: Sử dụng định nghĩa phép quay, biểu thức tọa độ của phép quay và các tính chất của phép quay.Ví dụ 1. Cho $Mleft( 3;4 right)$. Tìm ảnh của điểm $M$ qua phép quay tâm $O$ góc quay ${{30}^{0}}$.Gọi $M’left( {x’;y’} right) = {Q_{left( {O;{{30}^0}} right)}}.$ Áp dụng biểu thức tọa độ của phép quay $left{ begin{array}{l}
x’ = xcos alpha – ysin alpha \
y’ = xsin alpha + ycos alpha
end{array} right.$, ta có: $left{ begin{array}{l}
x’ = 3cos {30^0} – 4sin {30^0} = frac{{3sqrt 3 }}{2} – 2\
y’ = 3sin {30^0} + 4cos {30^0} = frac{3}{2} + 2sqrt 3
end{array} right.$ $ Rightarrow M’left( {frac{{3sqrt 3 }}{2} – 2;frac{3}{2} + 2sqrt 3 } right).$Ví dụ 2. Cho $Ileft( 2;1 right)$ và đường thẳng $d:2x+3y+4=0$. Tìm ảnh của $d$ qua ${{Q}_{left( I;{{45}^{0}} right)}}$.Lấy hai điểm $Mleft( { – 2;0} right)$, $Nleft( {1; – 2} right)$ thuộc $d.$
Gọi $M’left( {{x_1};{y_1}} right)$, $N’left( {{x_2};{y_2}} right)$ là ảnh của $M,N$ qua ${Q_{left( {I;{{45}^0}} right)}}.$
Ta có $left{ begin{array}{l}
{x_1} = 2 + left( { – 2 – 2} right)cos {45^0} – left( {0 – 1} right)sin {45^0}\
{y_1} = 1 + left( { – 2 – 2} right)sin {45^0} + left( {0 – 1} right)cos {45^0}
end{array} right.$ $ Leftrightarrow left{ begin{array}{l}
{x_1} = 2 – frac{{3sqrt 2 }}{2}\
{y_1} = 1 – frac{{5sqrt 2 }}{2}
end{array} right.$ $ Rightarrow M’left( {2 – frac{{3sqrt 2 }}{2};1 – frac{{5sqrt 2 }}{2}} right).$
Tương tự: $left{ begin{array}{l}
{x_2} = 2 + left( {1 – 2} right)cos {45^0} – left( { – 2 – 1} right)sin {45^0}\
{y_2} = 1 + left( {1 – 2} right)sin {45^0} + left( { – 2 – 1} right)cos {45^0}
end{array} right.$ $ Leftrightarrow left{ begin{array}{l}
{x_2} = 2 + sqrt 2 \
{y_2} = 1 – 2sqrt 2
end{array} right.$ $ Rightarrow N’left( {2 + sqrt 2 ;1 – 2sqrt 2 } right).$
Ta có $overrightarrow {M’N’} = left( {frac{{5sqrt 2 }}{2};frac{{sqrt 2 }}{2}} right)$ $ = frac{{sqrt 2 }}{2}left( {5;1} right).$
Gọi $d’ = {Q_{left( {I;{{45}^0}} right)}}left( d right)$ thì $d’$ có vectơ chỉ phương $overrightarrow u = overrightarrow {M’N’} = left( {5;1} right)$, suy ra vectơ pháp tuyến $overrightarrow n = left( { – 1;5} right).$
Phương trình đường thẳng $d’$ là: $ – left( {x – 2 – sqrt 2 } right) + 5left( {y – 1 + 2sqrt 2 } right) = 0$ $ Leftrightarrow – x + 5y – 3 + 10sqrt 2 = 0.$Ví dụ 3. Cho hình vuông $ABCD$ tâm $O$, $M$ là trung điểm của $AB$, $N$ là trung điểm của $OA$. Tìm ảnh của tam giác $AMN$ qua phép quay tâm $O$ góc quay ${{90}^{0}}$.cac-dang-toan-phep-quay-3Phép quay ${{Q}_{left( O;{{90}^{0}} right)}}$ biến $A$ thành $D$, biến $M$ thành $M’$ là trung điểm của $AD$, biến $N$ thành $N’$ là trung điểm của $OD$. Do đó nó biến tam giác $AMN$ thành tam giác $DM’N’$.Dạng toán 2. Sử dụng phép quay để giải các bài toán dựng hình
Phương pháp: Xem điểm cần dựng là giao của một đường có sẵn và ảnh của một đường khác qua phép quay ${{Q}_{left( I;alpha  right)}}$ nào đó.Ví dụ 4. Cho điểm $A$ và hai đường thẳng ${{d}_{1}}$, ${{d}_{2}}$. Dựng tam giác $ABC$ vuông cân tại $A$ sao cho $Bin {{d}_{1}}$, $Cin {{d}_{2}}$.cac-dang-toan-phep-quay-4Phân tích:
Giả sử đã dựng được tam giác $ABC$ thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Ta có thể giả sử $left( AB,AC right)={{90}^{0}}$, khi đó ${{Q}_{left( A;-{{90}^{0}} right)}}left( C right)=B$, mà $Cin {{d}_{2}}$ nên $Bin {{d}_{2}}’$ với ${{d}_{2}}’={{Q}_{left( A;-{{90}^{0}} right)}}left( {{d}_{2}} right)$.
Ta lại có $Bin {{d}_{1}}$ nên $B={{d}_{1}}cap {{d}_{2}}’$.
Cách dựng:
+ Dựng đường thẳng ${{d}_{2}}’$ là ảnh của ${{d}_{2}}$ qua ${{Q}_{left( A;-{{90}^{0}} right)}}$.
+ Dựng giao điểm $B={{d}_{1}}cap {{d}_{2}}’$.
+ Dựng đường thẳng qua $A$ vuông góc với $AB$ cắt ${{d}_{2}}$ tại $C$.
Tam giác $ABC$ là tam giác cần dựng.
Chứng minh:
Từ cách dựng suy ra ${{Q}_{left( A;{{90}^{0}} right)}}left( B right)=C$ nên $AB=AC$ và $widehat{BAC}={{90}^{0}}$ do đó tam giác $ABC$ vuông cân tại $A$.
Nhận xét:
+ Nếu ${{d}_{1}},{{d}_{2}}$ không vuông góc thì bài toán có một nghiệm hình.
+ Nếu ${{d}_{1}}bot {{d}_{2}}$ và $A$ nằm trên đường phân giác của một trong các góc tạo bởi ${{d}_{1}},{{d}_{2}}$ thì bài toán có vô số nghiệm hình.
+ Nếu ${{d}_{1}}bot {{d}_{2}}$ và $A$ không nằm trên đường phân giác của một trong các góc tạo bởi ${{d}_{1}},{{d}_{2}}$ thì bài toán vô nghiệm hình.Ví dụ 5. Cho tam giác $ABC$ có $left( AB,AC right)=alpha$ $left( {{0}^{0}}<alpha <{{90}^{0}} right)$ và một điểm $M$ nằm trên cạnh $AB$. Dựng trên các đường thẳng $CB$, $CA$ các điểm $N$, $P$ sao cho $MN=MP$ và đường tròn $left( AMP right)$ tiếp xúc với $MN$.cac-dang-toan-phep-quay-5Phân tích:
Giả sử đã dựng được các điểm $N$, $P$ với $Nin BC$, $Pin AC$ sao cho $MN=MP$ và đường tròn $left( AMP right)$ tiếp xúc với $MN$.
Khi đó do $MN$ tiếp xúc với đường tròn $left( AMP right)$ nên $widehat{PMN}=widehat{A}=alpha $.
Từ đó $left( MP;MN right)=-alpha $, ta lại có $MP=MN$ nên ${{Q}_{left( M,-alpha right)}}left( P right)=N$.
Giả sử $O={{Q}_{left( M,-alpha right)}}left( A right)$ và $I=ONcap AC$.
Theo tính chất phép quay ta có $widehat{NIC}=widehat{left( ON,AP right)}=alpha$ $Rightarrow widehat{NIC}=widehat{BAC}$$Rightarrow INparallel AB$.
Cách dựng:
+ Dựng điểm $O = {Q_{left( {M, – alpha } right)}}left( A right).$
+ Dựng đường thẳng qua $O$ song song với $AB$ cắt $BC$ tại $N.$
+ Dựng tia $MP$ cắt $AC$ tại $P$ sao cho $widehat{NMP}=alpha .$
Như vây các điểm $N$, $P$ là các điểm cần dựng.
Chứng minh:
Vì $ONparallel AB$ nên $widehat{AMO}=widehat{MON}=alpha $ $Rightarrow widehat{PMN}=widehat{MAP}=alpha $ suy ra đường tròn $left( AMN right)$ tiếp xúc với $MN$. Ta có ${{Q}_{left( M;-alpha right)}}: MPto MN$ nên $MP=MN$.
Nhận xét: Bài toán có một nghiệm hình duy nhất.
[ads]
Dạng toán 3. Sử dụng phép quay để giải các bài toán tập hợp điểm
Phương pháp: Xem điểm cần dựng là giao của một đường có sẵn và ảnh của một đường khác qua phép quay ${{Q}_{left( I;alpha  right)}}$ nào đó. Để tìm tập hợp điểm $M’$ ta đi tìm tập hợp điểm $M$ mà ${{Q}_{left( I;alpha  right)}}$ nào đó biến điểm $M$ thành điểm $M’$, khi đó nếu $Min left( H right)$ thì $M’in left( H’ right)={{Q}_{left( I;alpha  right)}}left( left( H right) right)$.Ví dụ 6. Cho đường thẳng $d$ và một điểm $G$ không nằm trên $d$. Với mỗi điểm $A$ nằm trên $d$ ta dựng tam giác đều $ABC$ có tâm $G$. Tìm quỹ tích các điểm $B$, $C$ khi $A$ di động trên $d$.cac-dang-toan-phep-quay-6Do tam giác $ABC$ đều và có tâm $G$ nên phép quay tâm $G$ góc quay ${{120}^{0}}$ biến $A$ thành $B$ hoặc $C$ và phép quay tâm $G$ góc quay ${{240}^{0}}$ biến $A$ thành $B$ hoặc $C$.
Mà $Ain d$ nên $B$, $C$ thuộc các đường thẳng là ảnh của $d$ trong hai phép quay nói trên.
Vậy quỹ tích các điểm $B$, $C$ là các đường thẳng ảnh của $d$ trong hai phép quay tâm $G$ góc quay ${{120}^{0}}$ và ${{240}^{0}}.$Ví dụ 7. Cho tam giác đều $ABC$. Tìm tập hợp điểm $M$ nằm trong tam giác $ABC$ sao cho $M{{A}^{2}}+M{{B}^{2}}=M{{C}^{2}}.$cac-dang-toan-phep-quay-7Xét phép quay ${{Q}_{left( B;-{{60}^{0}} right)}}$ thì $A$ biến thành $C$, giả sử điểm $M$ biến thành $M’$.
Khi đó $MA=M’C$, $MB=MM’$ nên $M{{A}^{2}}+M{{B}^{2}}=M{{C}^{2}}$ $Leftrightarrow M'{{C}^{2}}+MM{{‘}^{2}}=M{{C}^{2}}$.
Do đó tam giác $M’MC$ vuông tại $M’$, suy ra $widehat{BM’C}={{150}^{0}}$.
Ta lại có $AM=CM’$, $BM=BM’$ và $AB=BC$$Rightarrow $ $Delta AMB=Delta CM’B$$Rightarrow widehat{AMB}=widehat{CM’B}={{150}^{0}}$.
Vậy $M$ thuộc cung chứa góc ${{150}^{0}}$ với dây cung $AB$ nằm trong tam giác $ABC$.
Đảo lại lấy điểm $M$ thuộc cung $oversetfrown{AB}={{150}^{0}}$ trong tam giác $ABC$, gọi $M’={{Q}_{left( B;-{{60}^{0}} right)}}left( M right)$.
Do ${{Q}_{left( B;-{{60}^{0}} right)}}:oversetfrown{AMB}to oversetfrown{CM’B}$ nên $oversetfrown{CM’B}={{150}^{0}}$.
Mặt khác tam giác $BMM’$ đều nên $widehat{BM’M}={{60}^{0}}$ $Rightarrow widehat{CM’M}={{150}^{0}}-{{60}^{0}}={{90}^{0}}$.
Vì vậy $Delta M’MC$ vuông tại $M’$ $Rightarrow M'{{B}^{2}}+M'{{C}^{2}}=M{{C}^{2}}$ .
Mà $MA=M’C$, $MB=MM’$$Rightarrow M{{A}^{2}}+M{{B}^{2}}=M{{C}^{2}}$.
Vậy tập hợp điểm $M$ thỏa yêu cầu bài toán là cung $oversetfrown{AB}={{150}^{0}}$ trong tam giác $ABC$ nhận $AB$ làm dây cung.Dạng toán 4. Sử dụng phép quay để giải các bài toán hình học phẳng
Ví dụ 8. Cho tam giác $ABC$. Vẽ các tam giác đều $ABB’$ và $ACC’$ nằm phía ngoài tam giác $ABC$. Gọi $I,J$ lần lượt là trung điểm của $CB’$ và $BC’$. Chứng minh các điểm $A,I,J$ hoặc trùng nhau hoặc tạo thành một tam giác đều.cac-dang-toan-phep-quay-8Giả sử góc lượng giác $left( AB,AC right)>0$.
Xét phép quay ${{Q}_{left( A;{{60}^{0}} right)}}$.
Ta có ${{Q}_{left( A;{{60}^{0}} right)}}:B’mapsto B$, $Cmapsto C’$, do đó ${{Q}_{left( A;{{60}^{0}} right)}}:B’Cmapsto BC’.$
Mà $I,J$ lần lượt là trung điểm của $B’C$ và $BC’$ nên ${{Q}_{left( A;{{60}^{0}} right)}}left( I right)=J$.
Vậy nếu $I,J$ không trùng $A$ thì $Delta AIJ$ đều.
Khi $widehat{BAC}={{120}^{0}}$ thì $Iequiv Jequiv A$.Ví dụ 9. Cho hai đường tròn bằng nhau $left( O;R right)$ và $left( O’;R right)$ cắt nhau tại hai điểm $A,B$ sao cho $widehat{OAO’}={{120}^{0}}$. Đường thẳng $d$ đi qua $B$ cắt hai đường tròn $left( O right)$ và $left( O’ right)$ theo thứ tự tại $M,M’$ sao cho $M$ nằm ngoài $left( O’ right)$ còn $M’$ nằm ngoài $left( O right)$. Gọi $S$ là giao điểm của các tiếp tuyến với hai đường tròn tại $M$ và $M’$. Xác định vị trí của $M,M’$ sao cho bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác $SMM’$ lớn nhất.cac-dang-toan-phep-quay-9Giả sử góc lượng giác $left( AO’,AO right)={{120}^{0}}.$
Xét phép quay ${{Q}_{left( A;-{{120}^{0}} right)}}$.
Gọi $B’={{Q}_{left( A;-{{120}^{0}} right)}}left( B right)$ thì $widehat{BAB’}={{120}^{0}}$.
Dễ thấy $widehat{OAB}={{60}^{0}}$ suy ra $widehat{OAB}+widehat{BAB’}={{180}^{0}}$ nên $O,A,B’$ thẳng hàng.
Ta có $widehat{MBA}+widehat{ABM’}={{180}^{0}}$, $widehat{ABM’}+widehat{AB’M’}={{180}^{0}}$$Rightarrow widehat{MBA}=widehat{AB’M’}$.
Mà $left( O;R right)$ và $left( O’;R’ right)$ bằng nhau nên $AM=AM’left( 1 right)$.
Từ đó ta có $Delta OAM=Delta O’AM’$$Rightarrow widehat{OAM}=widehat{O’AM’}$$Rightarrow widehat{O’AM}+widehat{O’AM}=widehat{OAM}+widehat{O’AM}={{120}^{0}}$ hay $widehat{MAM’}={{120}^{0}}left( 2 right)$.
Từ $left( 1 right);left( 2 right)$ suy ra ${{Q}_{left( A;-{{120}^{0}} right)}}left( M right)=M’$.
Do đó trong phép quay này tiếp tuyến $MS$ biến thành tiếp tuyến $M’S$ nên góc tù giữa hai đường thẳng $MS$ và $M’S$ bằng ${{120}^{0}}$, do đó $widehat{MSM’}={{60}^{0}}$.
Áp dụng định lí sin cho tam giác $SMM’$ ta có $R=frac{MM’}{2sin {{60}^{0}}}=frac{MM’}{sqrt{3}}$ $Rightarrow R$ lớn nhất khi $MM’$ lớn nhất.
Gọi $H,K$ lần lượt là hình chiếu của $O,O’$ trên $MM’$ thì ta có $MM’=2HKle 2OO’$, đẳng thức xảy ra khi $MM’parallel OO’$.
Vậy bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác $SMM’$ lớn nhất khi $M,M’$ là các giao điểm thứ hai của đường thẳng $d$ đi qua $B$ và song song với $OO’$ với hai đường tròn.

Bài viết liên quan:

About Nguyễn Thanh Sơn 506 Articles
Xin chào, tôi là Nguyễn Thanh Sơn - tác giả của website ToanPDF.com

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*