Chuyên đề hàm số lượng giác và phương trình lượng giác – Nguyễn Tài Chung

Bạn đang xem Chuyên đề hàm số lượng giác và phương trình lượng giác – Nguyễn Tài Chung. Cập nhật thêm đề thi thử, đề kiểm tra toán, học toán tại Toanpdf.com
Chuyên đề hàm số lượng giác và phương trình lượng giác Nguyễn Tài Chung
Chuyên đề hàm số lượng giác và phương trình lượng giác Nguyễn Tài Chung

Tài liệu gồm 60 trang, được biên soạn bởi thầy giáo Nguyễn Tài Chung, tóm tắt lý thuyết, dạng toán, phương pháp giải, bài tập trắc nghiệm có đáp án và bài tập tự luận tự luyện chuyên đề hàm số lượng giác và phương trình lượng giác, giúp học sinh học tốt chương trình Đại số và Giải tích 11 chương 1, ôn thi tốt nghiệp THPT môn Toán.Khái quát nội dung chuyên đề hàm số lượng giác và phương trình lượng giác – Nguyễn Tài Chung:
BÀI 1. CÁC HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC.
Dạng 1. Tìm tập xác định của hàm số.
Dạng 2. Xét tính chẵn, lẻ của hàm số lượng giác y = f (x).
Dạng 3. Xét chiều biến thiên của hàm số lượng giác.
Dạng 4. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số lượng giác.
Dạng 5. Phương pháp lượng giác hoá.
Dạng 6. Xét tính tuần hoàn của hàm số lượng giác.
Dạng 7. Một số bài toán khác.
BÀI 2. PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC CƠ BẢN.
Dạng 8. Phương trình lượng giác cơ bản.
Dạng 9. Giải phương trình lượng giác thoả mãn điều kiện cho trước.
Dạng 10. Rèn luyện kĩ năng biến đổi thành tích.
BÀI 3. PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI, BẬC BA ĐỐI VỚI MỘT HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC.
Phương trình bậc hai, bậc ba đối với một hàm số lượng giác là những phương trình dạng: at2 + bt + c = 0, at3 + bt2 + ct + d = 0, với t là một hàm số lượng giác nào đó.
BÀI 4. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT ĐỐI VỚI SIN X VÀ COS X.
BÀI 5. PHƯƠNG TRÌNH ĐẲNG CẤP BẬC HAI ĐỐI VỚI SIN X VÀ COS X.
BÀI 6. SỬ DỤNG CÁC CÔNG THỨC BIẾN ĐỔI ĐỂ GIẢI PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC.
Việc sử dụng các công thức biến đổi nhằm đưa phương trình đã cho về phương trình tích hoặc các phương trình đã biết cách giải.
1. Công thức biến đổi tổng thành tích.
2. Công thức biến đổi tích thành tổng.
3. Công thức hạ bậc, nâng cung.
[ads]
BÀI 7. PHƯƠNG TRÌNH ĐƯA VỀ DẠNG TÍCH.
Trong các đề thi tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng những năm gần đây, đa số các bài toán về giải phương trình lượng giác đều rơi vào một trong hai dạng: Phương trình đưa về dạng tích hoặc phương trình chứa ẩn ở mẫu. Để đưa phương trình đã cho về phương trình tích điều quan trọng nhất vẫn là làm sao để phát hiện ra nhân tử chung nhanh nhất.
BÀI 8. MỘT SỐ PHÉP ĐẶT ẨN PHỤ THÔNG DỤNG.
1. Phép đặt ẩn phụ u = sin x + cos x, với điều kiện |u| ≤ √2.
2. Phép đặt ẩn phụ u = sin x cos x = 1/2sin 2x (khi đó |u| ≤ 1/2).
3. Phép đặt ẩn phụ t = tan x + cot x.
4. Phép đặt ẩn phụ t = tan x/2.
BÀI 9. PHƯƠNG TRÌNH CHỨA ẨN Ở MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP NGHIỆM.
Với loại phương trình này khi giải nếu không cẩn thận rất dễ dẫn đến lấy thừa hoặc thiếu nghiệm. Điều quan trọng đầu tiên để giải dạng này là đặt điều kiện và kiểm tra điều kiện xác định. Thông thường ta hay dùng đường tròn lượng giác hoặc phương trình nghiệm nguyên để loại nghiệm. Một phương pháp rất hiệu quả là kết hợp điều kiện, loại nghiệm ngay trong từng bước biến đổi.
BÀI 10. MỘT SỐ BÀI TOÁN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ.
BÀI 11. SỬ DỤNG LƯỢNG GIÁC ĐỂ GIẢI PHƯƠNG TRÌNH, BẤT PHƯƠNG TRÌNH, HỆ PHƯƠNG TRÌNH ĐẠI SỐ.
Lợi thế của phương pháp lượng giác hóa là đưa phương trình ban đầu về một phương trình lượng giác cơ bản đã biết cách giải như phương trình đẳng cấp, đối xứng … và điều kiện nhận hoặc loại nghiệm cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Vì lượng giác là hàm tuần hoàn nên ta chú ý đặt điều kiện các biểu thức lượng giác sao cho khi khai căn không có dấu trị tuyệt đối, có nghĩa là luôn dương.
BÀI 12. BẤT PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC CƠ BẢN.
Trong bài này ta sẽ giải các bất phương trình lượng giác cơ bản, đó là sin x ≥ a, cos x ≥ a, tan x ≥ a, cot x ≥ a, sin x ≤ a, cos x ≤ a, tan x ≤ a, cot x ≤ a (trong đó a là một hằng số thực).

Spread the love
Rate this post

Bài viết liên quan:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*