Đề thi đánh giá năng lực môn Toán xét tuyển sinh Đại học 2022 trường ĐHSP Hà Nội

Bạn đang xem Đề thi đánh giá năng lực môn Toán xét tuyển sinh Đại học 2022 trường ĐHSP Hà Nội. Cập nhật thêm đề thi thử, đề kiểm tra toán, học toán tại Toanpdf.com
Đề thi đánh giá năng lực môn Toán xét tuyển sinh Đại học 2022 trường ĐHSP Hà Nội
Đề thi đánh giá năng lực môn Toán xét tuyển sinh Đại học 2022 trường ĐHSP Hà Nội

Thứ Tư ngày 16 tháng 02 năm 2022, trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố đề thi đánh giá năng lực xét tuyển sinh Đại học năm học 2021 – 2022 tất cả các môn: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.TOANPDF.com giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 12 đề thi đánh giá năng lực môn Toán xét tuyển sinh Đại học 2022 trường ĐHSP Hà Nội; đề thi mã đề 071 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận, phần trắc nghiệm gồm 28 câu, chiếm 07 điểm, phần tự luận gồm 03 câu, chiếm 03 điểm, thời gian học sinh làm bài thi là 90 phút (không kể thời gian phát đề).Trích dẫn đề thi đánh giá năng lực môn Toán xét tuyển sinh Đại học 2022 trường ĐHSP Hà Nội:
+ Một người gửi số tiền 100 triệu đồng vào một ngân hàng với lãi suất 6%/năm. Biết rằng, nếu không rút tiền ra khỏi ngân hàng thì cứ sau mỗi năm, số tiền lãi sẽ được nhập vào vốn ban đầu. Hỏi sau 3 năm tổng số tiền gốc và tiền lãi người đó được lĩnh là bao nhiêu, nếu trong khoảng thời gian này người đó không rút tiền ra và lãi suất không thay đổi?
+ Trong không gian cho đường thẳng 𝑎 và mặt phẳng (𝑃) song song với nhau. Trên đường thẳng 𝑎 lấy 4 điểm phân biệt. Trên mặt phẳng (𝑃) lấy 5 điểm phân biệt sao cho không có 3 điểm nào thẳng hàng và không có đường thẳng nào đi qua 2 điểm trong 5 điểm song song với 𝑎. Có bao nhiêu hình tứ diện có đỉnh từ 9 điểm đã lấy từ đường thẳng 𝑎 và mặt phẳng (𝑃)?
+ Biết parabol (𝑃): 𝑦 = 𝑥2 − 4𝑥 + 3𝑚 (với 𝑚 là tham số thực) cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt có hoành độ dương. Gọi 𝑆1, 𝑆2 là diện tích phần hình phẳng giới hạn bởi (𝑃) và hai trục tọa độ (xem hình vẽ bên). Tìm 𝑚 để 𝑆1 = 𝑆2.
+ Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a. Tam giác SAB là tam giác vuông cân đỉnh S và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy (ABCD). Tính thể tích khối chóp S.ABCD.
+ Cho hàm số 𝑦 = 1 − sin𝑥 cos2𝑥 + cos2𝑥. Gọi M và m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số. Giá trị của 𝑀 − 𝑚 bằng?Xem thêm:

Spread the love
Rate this post

Bài viết liên quan:

Giới thiệu Nguyễn Thanh Sơn 400 bài viết
Xin chào, tôi là Nguyễn Thanh Sơn - tác giả của website ToanPDF.com

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*