Bài viết hướng dẫn ứng dụng tích phân tính diện tích hình phẳng thông qua tổng hợp lý thuyết, phân dạng, các bước giải toán và các ví dụ minh họa có lời giải chi tiết. Kiến thức và các ví dụ trong bài viết được tham khảo từ các tài liệu đăng tải trên TOANPDF.com.Lý thuyết cần nắm:
1. Diện tích của hình tròn và của hình elíp
a. Hình tròn bán kính $R$ có diện tích $S = pi {R^2}.$
b. Hình elíp $left( E right)$: $frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1$ có diện tích $S = pi ab.$
2. Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường cong
a. Diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số $y = fleft( x right)$ ($fleft( x right)$ liên tục trên đoạn $left[ {a;b} right]$), trục $Ox$ và hai đường thẳng $x = a$ và $x = b$ được cho bởi công thức: $S = intlimits_a^b {left| {f(x)} right|dx} .$
b. Diện tích hình phẳng giới hạn bởi hai đường thẳng $x = a$, $x = b$ và đồ thị của hai hàm số $y = {f_1}left( x right)$ và $y = {f_2}left( x right)$ (${f_1}left( x right)$ và ${f_2}left( x right)$ liên tục trên đoạn $left[ {a;b} right]$) được cho bởi công thức: $S = intlimits_a^b {left| {{f_1}(x) – {f_2}(x)} right|dx} .$Dạng 1: Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số $y = fleft( x right)$ (liên tục trên đoạn $left[ {a;b} right]$), trục hoành và hai đường thẳng $x = a$, $x = b$ và trục $Ox$
+ Bước 1: Gọi $S$ là diện tích cần xác định, ta có: $S = intlimits_a^b {left| {f(x)} right|dx} .$
+ Bước 2: Xét dấu biểu thức $fleft( x right)$ trên $left[ {a;b} right]$. Từ đó phân được đoạn $left[ {a;b} right]$ thành các đoạn nhỏ, giả sử: $left[ {a;b} right]$ $ = left[ {a;{c_1}} right] cup left[ {{c_1};{c_2}} right] cup … cup left[ {{c_k};b} right]$ mà trên mỗi đoạn $fleft( x right)$ chỉ có một dấu.
+ Bước 3: Khi đó: $S = intlimits_a^{{c_1}} {left| {f(x)} right|} dx + intlimits_{{c_1}}^{{c_2}} {left| {f(x)} right|} dx$ $ + … + intlimits_{{c_k}}^b {left| {f(x)} right|} dx.$Chú ý: Nếu bài toán phát biểu dưới dạng: “Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số $x = {rm{ }}fleft( y right)$ (liên tục trên đoạn $left[ {a;b} right]$) hai đường thẳng $y = a$, $y = b$ và trục $Oy$”, khi đó công thức tính diện tích là: $S = intlimits_a^b {left| {f(y)} right|dy} .$Ví dụ 1: Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi:
a. Đồ thị hàm số $y = cosx + 1$, trục hoành và hai đường thẳng $x = 0$ và $x = frac{{2pi }}{3}.$
b. Đồ thị hàm số $y = {x^3} – 1$, trục hoành, trục tung và đường thẳng $x = 2.$a. Ta có: $S = intlimits_0^{2pi /3} {left| {co{mathop{rm s}nolimits} x + 1} right|dx} $ $ = intlimits_0^{2pi /3} {(co{mathop{rm s}nolimits} x + 1)dx} $ $ = left( {sin x + x} right)left| {_0^{2pi /3}} right.$ $ = frac{{sqrt 3 }}{2} + frac{{2pi }}{3}.$
b. Ta có: $S = intlimits_0^2 {left| {{x^3} – 1} right|dx} .$
Xét hàm số: $fleft( x right) = {x^3} – 1$ trên đoạn $left[ {0;2} right]$, ta có: ${x^3} – 1 = 0$ $ Leftrightarrow (x – 1)left( {{x^2} + {rm{ }}x{rm{ }} + {rm{ }}1} right) = 0$ $ Leftrightarrow x{rm{ }} = {rm{ }}1.$
Bảng xét dấu:Khi đó: $S = intlimits_0^1 {left| {{x^3} – 1} right|dx} + intlimits_1^2 {left| {{x^3} – 1} right|dx} $ $ = intlimits_0^1 {left( {1 – {x^3}} right)dx} + intlimits_1^2 {left( {{x^3} – 1} right)dx} $ $ = left( {x – frac{{{x^4}}}{4}} right)left| {_0^1} right. + left( {frac{{{x^4}}}{4} – x} right)left| {_1^2} right. = frac{7}{2}.$Nhận xét: Như vậy, để tính các diện tích hình phẳng trên:
+ Ở câu 1.a chúng ta chỉ việc sử dụng công thức cùng với nhận xét $cosx + 1 ge 0$ để phá dấu trị tuyệt đối. Từ đó, nhận được giá trị của tích phân.
+ Ở câu 1.b chúng ta cần xét dấu đa thức ${x^3} – 1$ trên đoạn $left[ {0;2} right]$, để từ đó tách tích phân $S$ thành các tích phân nhỏ mà trên đó biểu thức ${x^3} – 1$ không âm hoặc không dương.Ví dụ 2: Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi:
a. Đồ thị hàm số $y = – {x^2} + 3x – 2$ và trục hoành.
b. Đồ thị hàm số $y = {x^3} – 2{x^2} – x + 2$ và trục hoành.a. Ta có hoành độ giao điểm của đồ thị hàm số $y = – {x^2} + 3x – 2$ và trục hoành là:
$ – {x^2} + 3x – 2 = 0$ $ Leftrightarrow x = 1$ hoặc $x = 2.$
Khi đó: $S = intlimits_1^2 {left| { – {x^2} + 3x – 2} right|dx} $ $ = intlimits_1^2 {left( { – {x^2} + 3x – 2} right)dx} $ $ = left. {left( { – frac{1}{3}{x^3} + frac{3}{2}{x^2} – 2x} right)} right|_1^2$ $ = frac{1}{6}.$
b. Ta có hoành độ giao điểm của đồ thị hàm số $y = {x^2} – 2x$ và trục hoành là:
${x^3} – 2{x^2} – x + 2{rm{ }} = 0$ $ Leftrightarrow (x – 1)({x^2} – x – 2) = 0$ $ Leftrightarrow x = pm 1$ hoặc $x = 2.$
Khi đó: $S = intlimits_{ – 1}^2 {left| {{x^3} – 2{x^2} – x + 2} right|dx} $ $ = intlimits_{ – 1}^1 {left| {{x^3} – 2{x^2} – x + 2} right|dx} $ $ + intlimits_1^2 {left| {{x^3} – 2{x^2} – x + 2} right|dx} $
$ = intlimits_{ – 1}^1 {left( {{x^3} – 2{x^2} – x + 2} right)dx} $ $ + intlimits_1^2 {left( { – {x^3} + 2{x^2} + x – 2} right)dx} $
$ = left. {left( {frac{1}{4}{x^4} – frac{2}{3}{x^3} – frac{1}{2}{x^2} + 2x} right)} right|_{ – 1}^1$ $ + left. {left( { – frac{1}{4}{x^4} + frac{2}{3}{x^3} + frac{1}{2}{x^2} – 2x} right)} right|_1^2$ $ = 3.$Nhận xét: Như vậy, để tính các diện tích hình phẳng trên chúng ta đều cần tìm được hai cận $a$, $b$ của tích phân và:
+ Ở câu 2.a vì phương trình hoành độ chỉ có hai nghiệm nên hàm số dưới dấu tích phân chỉ có một dấu.
+ Ở câu 2.b vì phương trình hoành độ có ba nghiệm nên tích phân $S$ cần được tách thành hai tích phân nhỏ.
[ads]
Dạng toán 2: Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hai hàm số $y = fleft( x right)$, $y = gleft( x right)$ (liên tục trên đoạn $left[ {a;b} right]$) hai đường thẳng $x = a$, $x = b$
+ Bước 1: Gọi $S$ là diện tích cần xác định, ta có: $S = intlimits_a^b {left| {f(x) – g(x)} right|dx} .$
+ Bước 2: Xét dấu biểu thức $fleft( x right) – gleft( x right)$ trên $left[ {a;b} right]$. Từ đó phân được đoạn $left[ {a,b} right]$ thành các đoạn nhỏ, giả sử: $left[ {a;b} right]$ $ = left[ {a;{c_1}} right] cup left[ {{c_1};{c_2}} right] cup … cup left[ {{c_k};b} right]$ mà trên mỗi đoạn $fleft( x right) – gleft( x right)$ chỉ có một dấu.
+ Bước 3: Khi đó: $S = I = intlimits_a^{{c_1}} {left| {f(x) – g(x)} right|} dx + $ $… + intlimits_{{c_k}}^b {left| {f(x) – g(x)} right|} dx .$Chú ý: Nếu bài toán phát biểu dưới dạng: “Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hai hàm số $x = {f_1}left( y right)$ và $x = {f_2}left( y right)$ (liên tục trên đoạn $left[ {a;b} right]$) và hai đường thẳng $y = a$, $y = b$ và trục $Oy$”, khi đó công thức tính diện tích là: $S = intlimits_a^b {left| {{f_1}(y) – {f_2}(y)} right|dy} .$Ví dụ 3: Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi:
a. Đồ thị các hàm số $y = 4-{x^2}$, $y = -x + 2.$
b. Đồ thị các hàm số $y = lnx$, $y = -lnx$ và $x = e.$a. Hoành độ giao điểm của hai đồ thị là nghiệm của phương trình:
$4–{x^2} = –x + 2$ $ Leftrightarrow {x^2} – x – 2 = 0$ $ Leftrightarrow x = – 1$ hoặc $x = 2.$
Khi đó: $S = intlimits_{ – 1}^2 {left| {{x^2} – x – 2} right|dx} $ $ = – intlimits_{ – 1}^2 {left( {{x^2} – x – 2} right)dx} $ $ = – left. {left( {frac{1}{3}{x^3} – frac{1}{2}{x^2} – 2x} right)} right|_{ – 1}^2$ $ = frac{{27}}{6}.$
b. Hoành độ giao điểm của hai đồ thị là nghiệm của phương trình:
$lnx = -lnx$ $ Leftrightarrow 2lnx = 0$ $ Leftrightarrow lnx = 0$ $ Leftrightarrow x = 1.$
Khi đó: $S = intlimits_1^e {left| {ln x + ln x} right|dx} $ $ = 2intlimits_1^e {ln x.dx} .$
Đặt: $left{ begin{array}{l}
u = ln x\
dv = dx
end{array} right.$ $ Leftrightarrow left{ begin{array}{l}
du = frac{{dx}}{x}\
v = x
end{array} right.$ $ Rightarrow S = 2left( {left. {x.ln x} right|_1^e – intlimits_1^e {dx} } right)$ $ = 2left( {e – left. x right|_1^e} right)$ $ = 2.$Ví dụ 4: Cho hàm số: $left( C right)$: $y = frac{{{x^2}}}{{{x^2} + 1}}$. Tìm $b$ sao cho diện tích hình phẳng giới hạn bởi $left( C right)$ và các đường thẳng $y = 1$, $x = 0$, $x = b$ bằng $frac{pi }{4}.$Gọi $S$ là diện tích cần xác định, ta có:
$S = intlimits_0^b | frac{{{{rm{x}}^{rm{2}}}}}{{{{rm{x}}^{rm{2}}} + 1}} – 1|dx$ $ = frac{pi }{4}$ $ Leftrightarrow intlimits_{rm{0}}^b | frac{{{rm{x}}{{rm{ }}^{rm{2}}} – {x^2} – 1}}{{{rm{x}}{{rm{ }}^{rm{2}}} + 1}}|dx$ $ = frac{pi }{4}$ $ Leftrightarrow left| {intlimits_0^b {frac{{dx}}{{{{rm{x}}^{rm{2}}} + 1}}} } right|$ $ = frac{pi }{4}$ $(1).$
Đặt $x = tant$, $ – frac{pi }{2} < t < frac{pi }{2}$ $ Rightarrow dx = frac{{dt}}{{{{cos }^2}t}}$ $ = left( {1 + ta{n^2}t} right)dt .$
Đổi cận: Với $x = 0$ thì $t = 0$, với $x = b$ thì $t = alpha $ (với $tanalpha = b$ và $ – frac{pi }{2} < alpha < frac{pi }{2}$).
Khi đó: $(1) Leftrightarrow left| {intlimits_0^alpha {dt} } right|$ $ = frac{pi }{4}$ $ Leftrightarrow left| t right|left| begin{array}{l}
alpha \
0
end{array} right.$ $ = frac{pi }{4}$ $ Leftrightarrow left| alpha right| = frac{pi }{4}$ $ Leftrightarrow b = pm 1.$
Ứng dụng tích phân tính diện tích hình phẳng
Bạn đang xem Ứng dụng tích phân tính diện tích hình phẳng.
Cập nhật thêm đề thi thử, đề kiểm tra toán, học toán tại Toanpdf.com
Thể tích khối tròn xoay khi quay quanh Ox hình phẳng giới hạn bởi một đường cong và trục hoành
Tìm nguyên hàm bằng phương pháp nguyên hàm từng phần
Tìm môđun và acgumen của số phức
Phương pháp viết phương trình đường thẳng (Oxyz)
Tìm các đường tiệm cận của đồ thị hàm số
Phương pháp tìm nguyên hàm của các hàm số chứa căn thức
Tính tích phân bằng phương pháp đổi biến số
Viết phương trình đường thẳng khi biết vectơ chỉ phương (Oxyz)
Be the first to comment