Bài viết trình bày phương pháp xác định và tính góc giữa hai đường thẳng chéo nhau trong không gian bằng cách sử dụng hình học không gian cổ điển, đây là một nội dung thường gặp trong chương trình Hình học 11 chương 3: , kiến thức và các ví dụ trong bài viết được tham khảo từ các tài liệu được chia sẻ trên TOANPDF.com.Bài toán: Cho hai đường thẳng $a$ và $b$ chéo nhau, xác định góc giữa $2$ đường thẳng $a$ và $b.$Để xác định góc giữa hai đường thẳng $a$ và $b$ chéo nhau, ta sử dụng các cách sau:Cách 1: Chọn hai đường thẳng cắt nhau $a’$ và $b’$ lần lượt song song với $a$ và $b$. Khi đó $(widehat {a,b}) = (widehat {a’,b’})$.Cách 2: Chọn một điểm $A$ bất kỳ thuộc $a$, rồi từ đó kẻ một đường thẳng $b’$ qua $A$ và song song với $b$. Khi đó $(widehat {a,b}) = (widehat {a,b’})$.Ví dụ 1: Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy là hình thoi cạnh $a$, $SA = asqrt 3 ,SA bot BC$. Tính góc giữa hai đường thẳng $SD$ và $BC$?
Ta có: $BC//AD.$
Do đó $(SD,BC) = (SD,AD) = widehat {SDA}.$
Vì $left. begin{array}{l}
BC||AD\
SA bot BC
end{array} right}$ $ Rightarrow SA bot AD Rightarrow widehat {SAD} = {90^0}.$
Xét tam giác $ΔSAD$ vuông tại $A$ ta có:
$tan widehat {SDA} = frac{{SA}}{{AD}} = sqrt 3 $ $ Rightarrow widehat {SDA} = {60^0}.$
Vậy góc giữa hai đường thẳng $SD$ và $BC$ bằng $60$ độ.Ví dụ 2: Cho tứ diện $ABCD$ có $AB = CD = 2a$. Gọi $M, N$ lần lượt là trung điểm của $BC$ và $AD$, $MN = asqrt 3 $. Tính góc giữa hai đường thẳng $AB$ và $CD$?Gọi $I$ là trung điểm của $BD.$
Ta có: $left. begin{array}{l}
IN//AB\
IM//CD
end{array} right}$ $ Rightarrow (AB,CD) = (IM,IN).$
Xét tam giác $IMN$ có:
$IM = IN = a,MN = asqrt 3 .$
Do đó $cos widehat {MIN} = frac{{2{a^2} – 3{a^2}}}{{2{a^2}}} = – frac{1}{2}$ $ Rightarrow widehat {MIN} = {120^0}.$
Vậy $(widehat {AB,CD}) = {180^0} – {120^0} = {60^0}$.Ví dụ 3: Cho hình lăng trụ $ABC.A’B’C’$ có độ dài cạnh bên bằng $2a$, đáy $ABC$ là tam giác vuông tại $A$, $AB = a,AC = asqrt 3$. Hình chiếu vuông góc của $A’$ lên $mp(ABC)$ là trung điểm của $BC$. Tính $cosin$ của góc giữa hai đường thẳng $AA’$ và $B’C’$?
Gọi $H$ là trung điểm của $BC.$
Ta có: $left. begin{array}{l}
AA’//BB’\
B’C’//BH
end{array} right}$ $ Rightarrow (AA’,B’C’) = (BB’,BH).$
Hay $cos (AA’,B’C’) = cos (BB’,BH)$ $ = left| {cos widehat {HBB’}} right|.$
Xét tam giác $A’B’H$ có:
$widehat {A’} = {90^0},A’B’ = a.$
$A’H = sqrt {AA{‘^2} – A{H^2}} $ $ = sqrt {AA{‘^2} – {{left( {frac{{BC}}{2}} right)}^2}} = asqrt 3 .$
Suy ra $HB’ = sqrt {A'{H^2} + A’B{‘^2}} = 2a.$
Do đó $cos widehat {HBB’} = frac{{B{H^2} + BB{‘^2} – HB{‘^2}}}{{2.BH.BB’}} = frac{1}{4}.$
Vậy $cos (AA’,B’C’) = left| {cos widehat {HBB’}} right| = frac{1}{4}$.
Xác định góc giữa hai đường thẳng chéo nhau
Bạn đang xem Xác định góc giữa hai đường thẳng chéo nhau.
Cập nhật thêm đề thi thử, đề kiểm tra toán, học toán tại Toanpdf.com
Bài toán giá trị lớn nhất và nhỏ nhất thể tích khối đa diện
Khoảng cách từ một điểm tới một mặt phẳng
Hàm số liên tục trên một tập hợp
Cách giải bất phương trình mũ
Các dạng toán phép vị tự
Giải và biện luận các dạng phương trình lượng giác cơ bản
Phương trình đối xứng đối với sinx và cosx
Bài toán tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng
Be the first to comment